Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 12 tháng 11 năm 2024,
Kỳ lân IPO: Nhà đầu tư vừa ngóng vừa lo
 
Kể từ sau bong bóng dotcom, 2019 là năm giới đầu tư mạo hiểm cảm thấy phấn khích bậc nhất, khi hàng loạt công ty kỳ lân (doanh nghiệp khởi nghiệp với giá trị ít nhất 1 tỷ USD) lần lượt tiến hành IPO. Cuối tháng 3/2019, Lyft đã lên sàn,

Pinterest là tên tuổi kế tiếp, sau đó là Uber Technologies. Vậy nhưng, những con số này dường như vẫn chưa làm thị trường hài lòng?

Một trong những vấn đề lớn của thung lũng Silicon, nơi tập hợp những công ty công nghệ, khởi nghiệp hàng đầu là các thương vụ IPO chỉ như cơn mưa nhỏ giọt không đủ làm thỏa mãn cơn khát của nhà đầu tư. Trong thập kỷ này, 644 tỷ USD đã được rót vào các công ty công nghệ trẻ riêng tại Mỹ từ các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư, cho tới các cá nhân giàu có, theo số liệu thu thập bởi PitchBook và National Venture Capital Association. Nếu tính trên toàn cầu, con số này đã xấp xỉ 1.000 tỷ USD.

Vậy nhưng, cho đến nay, các nhà đầu tư rót vốn vào thung lũng Silicon nói chung, và các công ty kỳ lÂn nói riêng vẫn chưa nhận được là bao. Điều này càng khiến giới đầu tư trở nên sốt ruột, bởi ít nhất, họ mong đợi nhận lại được gấp đôi số tiền đã bỏ ra cho các doanh nghiệp này.

Trong cùng giai đoạn (kể từ năm 2010) tới nay, có khoảng 824 tỷ USD đã được quay trở lại túi của các nhà đầu tư khởi nghiệp từ các thương vụ IPO, thâu tóm, sáp nhập và các thương vụ khác. Con số này còn rất nhỏ so với toàn bộ số tiền được rót vào các công ty kỳ lân, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nhiều năm qua.

Trước đây, đa phần các nhà đầu tư vào công ty khởi nghiệp nhận về phần vốn và lãi của mình thông qua hoạt động sáp nhập, khi một công ty lớn tiến hành M&A doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này đã trở nên “lỗi thời”, thay vào đó, nhà đầu tư hy vọng có thể thu hồi vốn qua các thương vụ IPO. Trong năm 2017 và 2018, IPO đóng góp hơn một nửa số tiền quay trở lại với các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tuy nhiên, số lượng các thương vụ IPO công ty kỳ lân vẫn rất ít ỏi, khiến giới đầu tư đặt ra yêu cầu cần có nhiều thương vụ IPO kỳ lân hơn nữa trong thời gian tới. Chưa kể, chất lượng của các thương vụ cũng không được như kỳ vọng.

Thực tế, các công ty công nghệ trẻ hiện tại khó có thể gọi là “khởi nghiệp”, bởi họ thường đã hoạt động trong một thời gian dài, nhận được nhiều khoản tiền đầu tư giá trị lớn hơn so với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn trước đây. Vậy nhưng, khi lên sàn, đa phần các công ty kỳ lân vẫn chưa có lãi.

Đáng chú ý, diễn biến mới đây của cổ phiếu Lyft sau khi IPO vào ngày 29/3 đang khiến giới đầu tư đứng ngồi không yên. Kể từ khi IPO cho tới nay, giá cổ phiếu của Lyft - đối thủ hàng đầu của Uber tại thị trường Mỹ đã giảm 35% so với giá IPO. Theo các chuyên gia, nói một cách thẳng thắn, thương vụ IPO của Lyft là một “thảm họa”. Các siêu kỳ lân như Lyft đã nhận được sự bao bọc của các nhà đầu tư khởi nghiệp từ buổi đầu và tới khi lên sàn, ngay lập tức bị đặt nhiều nghi vấn.

Lyft chỉ là kẻ tiên phong trong làn sóng IPO trong năm nay, sau đó là những tên tuổi thu hút sự chú ý khác như Uber, Pinterest, Slack,
Peloton, Zoom… Vậy nhưng màn biểu diễn đáng thất vọng của Lyft khiến các nhà đầu tư trở nên ngần ngại khi rót vốn vào các thương vụ IPO kế tiếp và khiến những người đã đầu tư cho các kỳ lân này sốt ruột.

Uber chốt IPO
Thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Uber được dự báo là 1 trong 5 vụ chào bán cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử 225 của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư