Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Vương quốc Oman
Đức Hạnh - 18/11/2020 23:13
 
Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Oman thời gian qua đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng tích cực mạnh mẽ, nhất là về kim ngạch thương mại song phương.

Quốc Vương Sultan Haitham Bin Tarik.
Quốc Vương Sultan Haitham Bin Tarik.

Hai nước đang trong quá trình đàm phán để hoàn tất các hiệp định khác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Nhân kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Vương quốc Oman (18/11/1970 - 18/11/2020), Ngài Saleh Mohamed Ahmed al Suqri, Đại sứ Vương quốc Hồi giáo Ô-man tại Việt Nam cho biết, kể từ khi thiết lập mối quan hệ giao bang năm 1992, hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, nhờ vào nỗ lực của hai Chính phủ.

Việt Nam và Vương quốc Hồi giáo Ô-man có truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu đời và là đối tác thương mại chiến lược tiềm năng. Đôi bên thường xuyên ủng hộ, củng cố vị trí lẫn nhau để duy trì vai trò lãnh đạo của Việt Nam ở Đông Nam Á và Ô-man ở Trung Đông, cũng như khu vực quốc tế.

Quốc vương Sultan Haitham Bin Tariq tái khẳng định lập trường trong chính sách đối ngoại của Vương quốc Hồi giáo Ô-man, là ủng hộ sự chung sống hòa bình giữa các quốc gia, láng giềng và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Quốc vương cũng nhấn mạnh rằng, ông sẽ tiếp bước cố Quốc vương Qaboos Bin Said bin Taimour trong các chính sách đối ngoại.

Việt Nam và Ôman sẽ tiếp tục duy trì sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực như ngoại giao, đầu tư, thương mại, du lịch,... thông qua các kỳ họp thường niên của Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Ôman.

Bộ trưởng hai nước ký Biên bản phiên họp cuối kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác kinh tế và Kỹ thuật Việt Nam-Ô-man, Hà Nội.
Bộ trưởng hai nước ký Biên bản phiên họp cuối kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Việt Nam-Ô-man, Hà Nội.

Trong cuộc gặp tháng 3/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Ngài Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ô-man Ngài Ali bin Masoud Al Sunaidy đã ký Nghị quyết cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật giữa hai quốc gia. Sau mỗi kỳ họp, nhiều dự án thương mại và đầu tư đã được khởi động, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phuong  tăng mạnh, mang lại nhiều thành tựu kinh tế to lớn cho hai nước.

Minh chứng cho điều đó, thương mại song phương đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đạt 117 triệu USD năm 2017, 127 triệu USD năm 2018 và 200 triệu USD năm 2019.
Minh chứng cho điều đó, thương mại song phương đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đạt 117 triệu USD năm 2017, 127 triệu USD năm 2018 và 200 triệu USD năm 2019.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Ôman (Vietnam Oman Investment - VOI) được thành lập vào năm 2008 là một liên doanh quan trọng giữa Ủy ban Đầu tư Chính phủ Ô-man (Oman Investment Authority - OIA), trước đây được gọi là Quỹ Dự trữ Nhà nước của Ô-man (State General Reserve Fund - SGRF), và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam (State Capital Investment Corporation – SCIC). Sau hơn 10 năm thành lập, liên doanh VOI đã giải ngân gần 300 triệu USD vào các doanh nghiệp, dự án ở Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như: nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, nhà máy xử lý nước, năng lượng tái tạo, dược phẩm, y tế, giáo dục, vv…

Những thành tựu hai bên đạt được đánh giá tương lai đầy hứa hẹn của quan hệ Việt Nam-Ôman trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, đầu tư, hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo, du lịch, nông nghiệp, dầu khí ...

Tầm nhìn kinh tế Ô-man 2040

+ Hội thảo Tầm nhìn Kinh tế của Vương quốc Hồi giáo Ôman được dự kiến triển khai vào thời điểm bắt đầu Kế hoạch 5 năm lần thứ 10, diễn ra vào tháng 1 năm 2021, đã gặp phải những thách thức khó khăn, trong đó có sự sụt giảm của giá dầu quốc tế cũng như sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Những khó khăn này buộc chính phủ phải thi hành các chính sách nghiêm ngặt bao gồm Kế hoạch Cân bằng Tài khóa Trung hạn (2020-2024) với nhiều sáng kiến ​​và chương trình nhằm thiết lập nền tảng vững chắc để đảm bảo nền tài chính bền vững, giảm nợ chung, nâng cao hiệu quả chi tiêu của chính phủ, tăng cường dự trữ tài chính của chính phủ, cải thiện nguồn thu từ đầu tư của chính phủ (để giúp đất nước đối phó với mọi thách thức) và giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Các chính sách và ưu đãi liên quan đến đầu tư đã giúp tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn trong và ngoài nước, bao gồm cả Luật Đầu tư Vốn nước ngoài.

Đặc biệt, Quốc vương Sultan Haitham dành ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực giáo dục. Ngài đã đưa ra các chỉ thị nhằm cung cấp một môi trường hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng học tập, nghiên cứu và đổi mới. Mục đích là để công dân Vương quốc Ô-man có thể đóng góp vào giai đoạn phát triển sắp tới.

Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu và Phát triển đã được hiện đại hóa để bắt kịp với Tầm nhìn Oman 2040, đặc biệt là sự phát triển của một cộng đồng có khả năng cạnh tranh và chuyển đổi kiến thức thành lợi ích kinh tế.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư