Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
La liệt cổ phiếu sàn, khối ngoại giải ngân hơn 2.500 tỷ đồng mua gom lượng lớn
Thanh Thủy - 11/11/2022 18:19
 
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn được khối ngoại mua ròng. Tuy nhiên, giao dịch phân hóa. Đà tăng dựa nhiều vào các trụ cột, trong khi cổ phiếu giảm và giảm sàn áp đảo về lượng.

Xanh vỏ đỏ lòng, tiền về cổ phiếu vốn hóa lớn

Chỉ số VN-Index giữ sắc xanh trong toàn bộ phiên giao dịch. Tuy nhiên, phiên hồi phục của sàn HoSE hôm nay dựa phần lớn vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong khi đó, HNX-Index sau quãng giao dịch giằng co, áp lực bán đã tăng lên ở cuối phiên chiều. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng điểm với mức tăng 7,29 điểm (+0,77%), đưa chỉ số vượt lên 954,53 điểm. HNX-Index và UPCoM-Index lần lượt giảm 1,34% và 0,26%.

Các trụ cột tác động tích cực đến VN-Index lần lượt là VCB, MSN, BID, VIC, CTG. Cổ phiếu của Vietcombank - tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa đứng đầu thị trường tăng 3,71%. Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu VCB đã trở lại mức giá hồi cuối tháng 9.

Không riêng Vietcombank, nhóm ngân hàng là dòng cổ phiếu tăng tích cực nhất thị trường. Trừ cổ phiếu EIB đã liên tục lao dốc từ ngày 29/10 cùng số ít cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ hoặc đi ngang, đa phần cổ phiếu ngân hàng đều tăng 2-3%.

 Tình hình thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã cải thiện mạnh tuần qua. Lãi suất cho vay qua đêm chỉ còn 4,82%/năm trong phiên giao dịch hôm qua, thay vì mức 8% hồi tháng 10/2022. Các kỳ hạn khác cũng giảm 0,11 - 0,44 điểm phần trăm. 

Trái với diễn biến tích cực nhóm ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán lại bị bán tháo mạnh. 8/25 cổ phiếu chứng khoán niêm yết đóng cửa ở mức giá sàn. Dù vậy, vẫn có một số ít cổ phiếu chứng khoán ngược dòng đi lên như SSI (+1,44%), WSS (+5%), VDS (+1,41%)…

Số lượng cổ phiếu giảm kịch biên độ chiếm tỷ trọng lớn trong phiên hôm nay. Sàn HoSE có 90 mã cổ phiếu giảm sàn, 128 mã giảm; áp đảo hẳn so với 133 mã chứng khoán tăng và duy nhất một mã tăng trần là NT2. Tính chung trên cả ba sàn, số lượng các mã chứng khoán giảm kịch biên độ lên tới 214 mã, chiếm 13,2%. Cùng đó, thị trường có 345 mã giảm, và chỉ có 299 mã tăng, 29 mã trần.

Bất ngờ động thái của khối ngoại

Thị trường có sự phân hóa rõ rệt. Trên sàn HoSE, các cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường cả về điểm số và thanh khoản. VN30-Index tăng 1,29%, vượt xa mức tăng của chỉ số chung (+0,77%). Đồng thời, giá trị giao dịch ở riêng 30 cổ phiếu này đã là 4.009 tỷ đồng, chiếm 36,4% tổng khối lượng giao dịch sàn HoSE (10.992 tỷ đồng).

Dòng tiền đổ mạnh về các cổ phiếu vốn hóa lớn, dẫn đầu là HPG (750 tỷ đồng), STB (628 tỷ đồng). Cả hai cổ phiếu này đều tăng mạnh lần lượt 1,65% và 2,97%. Loạt cổ phiếu tài chính cũng hút mạnh dòng tiền như VPB, EIB, SSI, VCI, CTG…

Thanh khoản trên toàn thị trường nhỉnh hơn phiên liền trước. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 12.437 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch sàn HoSE đạt 10.992 tỷ đồng, cao hơn 160 tỷ đồng so với phiên liền trước.

Khối ngoại giao dịch sôi động và bất ngờ mua ròng với giá trị lên tới 2.500 tỷ đồng, mức hiếm thấy được ghi nhận trong giai đoạn này. Một loạt cổ phiếu được mua ròng giá trị lớn, đứng đầu là STB (403 tỷ đồng), KDH (388 tỷ đồng), HPG (224 tỷ đồng)., VHM (134 tỷ đồng), CTG (113 tỷ đồng), SSI (105 tỷ đồng).  Ờ chiều bán ra, lực bán cũng rất khiêm tốn và cũng được chính khối ngoại mua lại.

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã đăng ký tham gia làm thành viên chính thức của WFE
Sau khi Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tham gia làm thành viên chính thức, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội cũng được hưởng những lợi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư