
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn -
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao UBND thành phố Đà Lạt rà soát, sớm đề xuất phương án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc Nhà máy xử lý rác thải Xuân Trường theo quy định và quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
UBND tỉnh cũng thống nhất như đề xuất của Sở Xây dựng về việc cho Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt tiếp tục được hoạt động lò đốt rác y tế tại phường 5, thành phố Đà Lạt (không được thay đổi quy mô công trình xây dựng) đề phục vụ công tác xử lý rác thải y tế nguy hại cho thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các huyện (khi có nhu cầu) cho đến khi tỉnh có chủ trương di dời hoặc chấm dứt hoạt động của lò đốt theo quy định.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, lò đốt rác thải y tế tại phường 5, thành phố Đà Lạt được đầu tư xây dựng từ năm 2008 (công suất 1,0 tấn/ngày), hoạt động năm 2009, nhiệm vụ là xử lý chất thải y tế nguy hại, và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 871/QĐ-BTNMT ngày 13/5/2010.
Vị trí lò đốt phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014. Hiện lò đốt đang vận hành xử lý rác thải y tế phát sinh của thành phố Đà Lạt và tạm thời xử lý rác thải y tế của thành phố Bảo Lộc.
Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt đã lập thủ tục và liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cấp Giấy phép môi trường đối với lò đốt rác thải y tế thành phố Đà Lạt nêu trên. Theo đó, sau khi xem xét, ngày 11/3/2024, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 760/KSONMT-CN&NH, trong đó có nội dung đề nghị: “Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng về sự phù hợp về quy hoạch của cơ sở đảm bảo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép môi trường của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải cung cấp các quy hoạch có liên quan và có nội dung về xử lý chất thải nguy hại.”
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu là phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, ngày 15/4/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 659/QĐ-UBND về việc chấm dứt hiệu lực Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh nên hiện nay vị trí lò đốt không còn phù hợp với quy hoạch.
Để có cơ sở hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường, theo mục 3 Văn bản số 1617/BTNMT-KSONMT ngày 15/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh cho phép Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt tiếp tục được tạm thời hoạt động tại vị trí phường 5, thành phố Đà Lạt (như hiện nay) để phục vụ công tác xử lý rác thải y tế nguy hại cho thành phố Đà Lạt và các huyện (khi có nhu cầu) cho đến khi tỉnh có chủ trương di dời hoặc chấm dứt hoạt động của lò đốt theo quy định.
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng xác định, Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 chưa xác định cụ thể quy hoạch chất thải nguy hại.
Căn cứ quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 thì giai đoạn đầu CTR y tế được xử lý tại các bệnh viện lớn như hiện nay, giai đoạn dài hạn xử lý tại các khu xử lý CTR của tỉnh.
Đối với thành phố Đà Lạt, dự kiến đóng cửa lò đốt Cam Ly và bổ sung lò đốt chất thải nguy hại tại nhà máy rác Xuân Trường, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đầu tư bổ sung được theo quy hoạch.
Căn cứ Quyết định số 2199/QĐ-UBND ngày 9/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, thì vị trí lò đốt rác y tế hiện hữu (thuộc khu đất vườn ươm 50.000m2 UBND tỉnh cho Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê theo Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 5/6/2015) được quy hoạch đất Khu dân cư Cam Ly.
Đối với lò đốt rác thải y tế tại phường 5, thành phố Đà Lạt, đây là lò đốt hiện hữu có công suất (1 tấn/ngày) và vị trí phù hợp với Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014. Tuy nhiên, hiện nay Quyết định số 1900/QĐ-UBND đã hết hiệu lực theo Quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh, theo Luật Quy hoạch thì không lập riêng quy hoạch chuyên ngành nên sẽ không lập quy hoạch chất thải rắn mới.
Như vậy, về mặt quy hoạch thì hiện nay vị trí lò đốt rác thải y tế nêu trên là không còn phù hợp. Tuy nhiên, do công trình xây dựng và hoạt động từ năm 2008 - 2009, theo khoản 3 Điều 69 Luật Quy hoạch đô thị 2009: “Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị”.
Vì vậy, việc cho phép công trình tồn tại đến khi đầu tư, đưa vào hoạt động lò đốt chất thải nguy hại tại nhà máy rác Xuân Trường (để có thể di dời, thay thế) hoặc triển khai thực hiện quy hoạch đô thị tại vị trí lò đốt rác thải y tế, phường 5, thành phố Đà Lạt là không trái với quy định.

-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An -
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera -
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn -
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức -
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển