
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng mục tiêu lạm phát lên mức 2% trong trung hạn. Ảnh: AFP |
Theo ước tính sơ bộ được công bố hôm nay 31/8, chỉ số giá tiêu dùng của Eurozone trong tháng 8 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 2,2% trong tháng 7.
Công bố này được đưa ra sau khi Đức - nền kinh tế đầu tàu trong Eurozone - chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 khi tăng 3,4% trong tháng 8. Pháp cũng ghi nhận lạm phát lên mức cao nhất trong gần 3 năm qua.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến họp vào ngày 9/9 để thảo luận về "số phận" của chương trình mua vào tài sản, trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan điểm vênh nhau trong Hội đồng quản trị ECB về thời điểm nới lỏng các biện pháp kích thích kinh tế.
Trong bài phát biểu hôm 30/8, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Francois Villeroy de Galhau cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu nên cân nhắc đến sự phục hồi kinh tế gần đây khi thảo luận về những quyết định đối với gói kích thích thời Covid-19 của mình.
Còn Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan, ông Olli Rehn trả lời phỏng vấn tờ Politico tuần trước rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu cần phải thận trọng về việc rút lại gói kích thích.
Theo biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, một số thành viên Hội đồng quản trị cho rằng lập trường của cơ quan này đã đánh giá thấp nguy cơ lạm phát tăng cao.
Các chuyên gia đánh giá, mức lạm phát ước tính được công bố hôm nay có thể gây áp lực lên các Ngân hàng Trung ương của khu vực Eurozone, đặc biệt là trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đánh tiếng sẽ xem xét thu hẹp chương trình mua vào tài sản trước cuối năm nay.
Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu là giữ lạm phát chính ở mức 2% trong trung hạn. Cơ quan này dự báo lạm phát trong năm 2021 có thể tăng đột biến lên mức 1,9% do những yếu tố mà họ cho là tạm thời. Sau đó, lạm phát ước giảm giảm xuống lần lượt còn 1,5% và 1,4% trong năm 2022 và 2023.

-
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort