![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/hongquang/2025/02/10/bloomberg-shein-huong-nha-cung-cap-trung-quoc-sang-viet-nam-lap-co-so-san-xuat1739174297.jpg)
-
Bloomberg: Shein hướng nhà cung cấp Trung Quốc sang Việt Nam lập cơ sở sản xuất
-
Mỹ đánh thuế 25% với nhôm và thép, áp thuế quan "có đi có lại" với các nước
-
Tăng trưởng việc làm tại Mỹ chậm lại, thuận đường cho Fed tạm dừng hạ lãi suất
-
Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan đối diện sức ép ngày càng tăng từ Việt Nam -
Vương quốc Anh cắt giảm lãi suất khi triển vọng tăng trưởng thấp hơn
![]() |
Bên ngoài một trung tâm mua sắm tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Các nhà phân tích cho biết áp lực giảm phát có khả năng sẽ tiếp diễn ở Trung Quốc trong năm nay, trừ khi các nhà hoạch định chính sách có thể khơi dậy lại nhu cầu trong nước vốn đang trì trệ.
Mức thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc đang gây thêm áp lực lên Bắc Kinh để thúc đẩy tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo Reuters.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 1 đã tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh hơn mức tăng 0,1% của tháng 12/2024, theo dữ liệu được Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 9/2.
Như vậy, CPI tháng 1 của Trung Quốc cao hơn ước tính tăng 0,4% của các nhà kinh tế với Reuters.
Đáng chú ý hơn, lạm phát lõi (không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu biến động) đã tăng 0,6% trong tháng 1, từ mức 0,4% của tháng trước.
Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng dần, nhưng chỉ số giá sản xuất (PPI) khó có thể quay trở lại mức dương trong ngắn hạn vì tình trạng dư thừa công suất hàng công nghiệp vẫn tiếp diễn, theo ông Xu Tianchen, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit.
"Nếu đo bằng chỉ số giảm phát GDP, vẫn phải mất vài quý nữa mới thoát khỏi tình trạng giảm phát", ông Xu cho biết.
Các con số bị ảnh hưởng bởi các yếu tố theo mùa, vì Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ lễ lớn nhất hàng năm của Trung Quốc, bắt đầu sớm hơn vào tháng 1 năm nay so với tháng 2 năm ngoái. Thông thường, giá cả tăng khi người tiêu dùng Trung Quốc tích trữ hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm cho các buổi họp mặt gia đình lớn.
Giá vé máy bay tại Trung Quốc trong tháng 1 đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dịch vụ du lịch tăng giá 7,0% và giá vé xem phim và các chương trình biểu diễn tăng 11,0%.
Báo cáo chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán diễn biến trái chiều, phản ánh mối lo ngại của người dân về tiền lương và an ninh việc làm.
Trong khi người Trung Quốc đổ xô đến rạp chiếu phim và chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm, ăn uống và du lịch trong nước, chi tiêu bình quân đầu người trong kỳ nghỉ Tết chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 9,4% vào năm 2024, theo ước tính của các nhà phân tích tại ANZ.
Cả năm 2024, chỉ số CPI đã nhích tăng 0,2%, cùng ngưỡng tốc độ của năm trước nhưng thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là khoảng 3% của năm ngoái. Kết quả này cho thấy lạm phát đã không đạt được mục tiêu hàng năm trong năm thứ 13 liên tiếp.
Các tỉnh của Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 với mức tăng giá mục tiêu trung bình dưới 3%. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang dự đoán những thay đổi và áp lực lên mức giá, theo ông Bruce Pang, phó giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh CUHK (Hong Kong).
Ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc bất ngờ suy giảm vào tháng 1, trong khi hoạt động dịch vụ suy yếu và đòi hòi duy trì nhu cầu kích thích kích thích nhiều hơn.
Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, nhưng mức thuế quan mới của Mỹ sẽ gây áp lực lên xuất khẩu, một trong số ít điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm ngoái.
Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức giảm của tháng 12 và sâu hơn mức giảm dự báo 2,1%. Giá cả tại cổng nhà máy vẫn duy trì ở mức giảm phát trong 28 tháng liên tiếp.
Ông Zhiwei Zhang, Chủ tịch công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, cho rằng chính phủ Trung Quốc không dự kiến thay đổi chính sách tiền tệ hoặc tài khóa trước kỳ họp quốc hội thường niên vào tháng 3.
"Đối với các nhà hoạch định chính sách, sự bất ổn bên ngoài dường như được xếp hạng cao hơn những thách thức kinh tế trong nước ở giai đoạn này", ông Zhang nhận xét.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/hongquang/2025/02/04/trung-quoc-dap-tra-khi-thue-quan-cua-tong-thong-trump-co-hieu-luc1738660801.jpg)
-
Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đạt mức cao nhất 5 tháng qua -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 1/2025 hạ nhiệt do giá đường và dầu thực vật giảm -
Tăng trưởng việc làm tại Mỹ chậm lại, thuận đường cho Fed tạm dừng hạ lãi suất -
Ấn Độ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau gần 5 năm -
IMF thận trọng trước các biện pháp thuế quan dồn dập của Mỹ -
Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan đối diện sức ép ngày càng tăng từ Việt Nam -
Vương quốc Anh cắt giảm lãi suất khi triển vọng tăng trưởng thấp hơn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/2
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280 - 1.300 điểm
-
3 Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại sau tháng bơm ròng mạnh trước Tết
-
4 TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
5 Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI