-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Dự thảo báo cáo chính trị lần này đưa ra định nghĩa về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Cũng như bất kỳ mô hình kinh tế nào, để làm rõ tính thuyết phục (efficient) và tính vững (consistent) của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, những đánh giá phần đầu của báo cáo về những ưu và nhược điểm của mô hình là vô cùng quan trọng. Rất tiếc phần đầu của báo cáo bàn về những đánh giá này có dung lượng chưa đủ mức và do đó phần nào làm thiếu tính thuyết phục của việc tiếp tục củng cố nhận thức về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể những điều cần phải bàn thảo rõ như sau.
Vấn đề giá cả méo mó và hệ lụy của chúng nên được đánh giá một cách chính thức trong Báo cáo chính trị |
Các yếu tố trong mô hình cần phải được nhận diện đầy đủ
Trong phần đánh giá thành tựu kinh tế - xã hội 5 năm qua và chặng đường dài 30 năm đổi mới 1986 - 2016, cần phải chỉ rõ những điểm nào hiện có trong mô hình đã phát huy thành quả và liệu còn có yếu tố nào còn sót trong mô hình, nhưng lại tồn tại trong thực tế mà văn kiện chưa nêu hay không phát hiện ra.
Chẳng hạn, ngoài nhân tố có trong mô hình là vai trò của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, liệu có cần nói đến sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường. Đặt vấn đề này ra không phải để kể công, mà là một nguyên tắc bắt buộc khi đánh giá về ưu điểm hay khiếm khuyết của bất kỳ mô hình kinh tế nào. Điều này cũng còn nhằm tổng kết một thực tế để đưa ra các hàm ý chính sách của Đảng trong chặng đường sắp tới.
Trong thực tế, nền kinh tế thị trường vận hành thời gian qua có công nhiều từ những tiềm năng đầy sáng tạo của nhân dân, hay của khu vực kinh tế tư nhân. Trong nhiều trường hợp, chính nhờ những phát kiến đi trước trong nhân dân, tức xuất phát từ cuộc sống thực, Đảng và Nhà nước mới có những điều chỉnh chính sách thích hợp sau đó.
Như vậy, liệu có nên đưa thêm thuật ngữ có sự quản lý của Nhà nước hay do Đảng lãnh đạo vào trong khái niệm kinh tế thị trường, trong khi còn thiếu yếu tố quan trọng nhất là nhân dân. Tuy nhiên, ngay cả khi những phát kiến của nhân dân có công rất lớn vào thể chế kinh tế thị trường, thì việc đưa nhân tố này vào càng làm cho khái niệm kinh tế thị trường trở nên khó nhận thức.
Nên chăng, sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần đưa thành một phần hay một chương riêng. Các chương và phần riêng này nhằm nói về quyết tâm chính trị của Đảng và những vấn đề liên quan đến thể chế. Điều này cũng phù hợp với cách viết một văn kiện của Đảng, trong đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường.
Cách viết này cũng thuận lợi về phương diện đối ngoại khi Việt Nam đang cố gắng thuyết phục và chứng minh với các nước rằng, mình đang mong muốn theo đuổi nền kinh tế thị trường đúng thực chất. Và cũng chẳng quốc gia nào thắc mắc quyết tâm chính trị của Đảng cầm quyền hướng đến những mục tiêu tốt đẹp mà nhân dân mong đợi.
Làm rõ thuật ngữ ‘định hướng’ trong khái niệm kinh tế thị trường
Đoạn sau đây khi bàn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giải thích rõ về “định hướng” là gì: “Những nhận thức trên đây có giá trị định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ, cần tiếp tục cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển”.
Liền sau đó, Dự thảo văn kiện cụ thể hóa ngay định hướng này đến năm 2020 như: “… Bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội…”.
Điều này mặc nhiên thừa nhận định hướng là những gì chúng ta mong muốn xảy ra trong tương lai, ít nhất đến năm 2020 như Dự thảo báo cáo kỳ vọng. Một điều hơi nghịch lý, khi nói đến định hướng, ta thường hàm ý một điều gì đó có khả năng xảy ra trong tương lai. Nhưng đến lượt mình, tương lai lại không phải là đích đến, nhất là trong một thế giới luôn thay đổi.
Tương lai của một con người, hay nói rộng hơn của một dân tộc khó có thể được định dạng chính xác và đơn giản bằng một điểm đến cụ thể nào đó. Tương lai là tất cả những gì mà một dân tộc quyết định hành động hôm nay. Việc đưa khái niệm “định hướng” vào thuật ngữ kinh tế thị trường, vì vậy, có khả năng làm cho khái niệm này càng thêm phần khó hiểu.
Thiết nghĩ, thay vì đưa thẳng vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa vào ngay trong khái niệm kinh tế thị trường, nên chăng chúng ta cụ thể hóa bằng con số và giải pháp trong các phần sau khi bàn về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn 5 năm. Chẳng hạn, sẽ làm gì để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng có xu hướng mở rộng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường; hoặc làm gì để các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau trong quá trình phát triển.
Chưa đánh giá đúng mức nguyên nhân thành công và thất bại của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phần đánh giá về kết quả của thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đáng lý phải là phần quan trọng và tinh xảo nhất lại chỉ được đánh giá khá sơ lược chỉ hơn 1 trang trong phần IV Dự thảo Báo cáo chính trị: “Kết quả triển khai, thực thi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển… Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường”.
Xin được gợi ý cách tiếp cận phần đánh giá này. Báo cáo nên tập trung vào cơ chế quan trọng nhất tạo ra một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa nhất, đó là giá cả phải hình thành trên cơ sở cung cầu. Với cách tiếp cận trên, việc chỉ ra giá cả một số hàng hóa dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường là nhận định khá sơ lược, một mặt chưa thể hiện được những loại giá quan trọng nhất, mặt khác chưa chỉ ra chủ thể nào tham gia quá trình này. Trước hết là loại giá rất quan trọng truyền dẫn sang các loại giá khác và sang cả nền kinh tế là lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái. Việc Nhà nước vẫn còn can thiệp quá mạnh vào lãi suất, thông qua cơ chế trần và sàn lãi suất trong một thời gian quá dài và neo cứng tỷ giá đồng Việt Nam vào đô la Mỹ tuy có đạt được một số thành quả nhất định về củng cố niềm tin của công chúng và thuận lợi trong quản lý vĩ mô, nhưng hiệu quả chung đối với cả nền kinh tế dường như không tương xứng.
Cùng với việc can thiệp khá sâu của Nhà nước vào giá cả các hàng hóa thiết yếu khác như xăng dầu, điện, nước, việc chưa tự do hóa lãi suất và linh hoạt tỷ giá đã làm cho giá cả chung cả nền kinh tế bị méo mó đáng kể. Sẽ là thiếu sót lớn nếu vấn đề giá cả bị đánh giá méo mó quá mức như thế nào không được đưa vào Báo cáo chính trị.
Hệ lụy của tình trạng méo mó giá cả chẳng những dẫn đến phân bổ sai nguồn lực quốc gia như Báo cáo nhận định, mà nguy hiểm hơn là Nhà nước không thể biết được thị trường đang nghĩ gì để đề ra các chính sách tương thích và như vậy có khả năng tiềm ẩn yếu tố khủng hoảng trong tương lai.
Chẳng hạn, tỷ giá, lãi suất tuy ổn định, nhưng có đúng là thị trường suy nghĩ như thế. Hay chỉ số lạm phát tuy thấp nhưng kỳ vọng lạm phát có thật sự thấp hay vẫn còn rất cao và chỉ chực chờ cơ hội bùng nổ. Phép thử từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và những hệ lụy của chúng đối với Việt Nam thời gian qua là lời cảnh báo nguy cơ này.
Tất cả chỉ có thể giải đáp được phần nào nếu để cho cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu hóa giải và định đoạt giá cả hàng hóa, lãi suất và tỷ giá (linh hoạt), thay vì Nhà nước cứ mãi nghĩ kế can thiệp thị trường. Các vấn đề giá cả méo mó và hệ lụy của chúng, vì vậy, nên được đánh giá một cách chính thức trong Báo cáo chính trị của Đảng sắp tới, nhằm tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ và cũng để phát triển một nền kinh tế thị trường lành mạnh trong tương lai.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025