-
Hai tuyến metro tại Hà Nội đón 74.503 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Tâm điểm du Xuân, nguyện cầu may mắn hot nhất miền Bắc -
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: “Hà Nội luôn là nơi an yên nhất để tôi sạc pin tâm hồn” -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc
Thành phố Hồ Chí Minh |
Theo kết quả nghiên cứu “Khảo sát về làm việc lưu động như một phương thức giúp TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng chuyển đổi thành thành phố đáng sống hơn” mới được công bố trên Journal of Cleaner Production (Tạp chí Sản xuất sạch), thời gian di chuyển trung bình từ nhà đến nơi làm việc và trở về của người tham gia khảo sát là 140 phút.
Thời gian ngắn nhất là năm phút, còn thời gian dài nhất là 205 phút. 74% người tham gia giao thông cho biết họ muốn làm việc lưu động, nhưng chỉ có 41% được công ty cho phép và 29% thừa nhận họ không biết liệu công ty nơi họ đang làm việc có áp dụng phương thức này hay không.
Điều gây ngạc nhiên là nghiên cứu cho thấy độ tuổi có tỉ lệ không đồng ý làm việc lưu động cao nhất là dưới 24 tuổi. Điều này trái ngược với những nghiên cứu tương tự tại các quốc gia khác.
“Thách thức lớn nhất trong việc thực hiện hình thức làm việc lưu động tại TP. Hồ Chí Minh về lâu dài là sự phản đối của nhóm người trẻ tuổi nhất. Đây là kết quả bất ngờ và cần được nghiên cứu thêm”, Tiến sĩ Reza Akbari, Giảng viên Đại học RMIT Việt Nam - chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho hay.
Nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng của ùn tắt giao thông, ô nhiễm không khí và cơ sở hạ tầng hạn chế lên điều kiện sống ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có nền kinh tế đang phát triển nhanh. Đây là "cảm hứng" để nhóm chuyên gia này tiến hành nghiên cứu, bởi sự phát triển nhanh này sẽ tạo ra những thách thức liên quan đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm.
Do đó, nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu các phương pháp hoặc cách làm có thể biến chuyển những thách thức này bằng cách nghiên cứu cách thức làm việc lưu động.
Tiến sĩ Akbari mô tả, cách làm việc lưu động như một mô hình làm việc bên ngoài không gian văn phòng truyền thống và nhân viên liên lạc với nhau bằng công nghệ đám mây. Vì lượng xe hơi và xe máy lưu thông trên đường phố TP. Hồ Chí Minh hàng ngày càng tăng, Tiến sĩ Akbari tin rằng, làm việc lưu động là phương thức khả thi để rút ngắn khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc.
Tiến sĩ Akbari lý giải, làm việc lưu động không chỉ là làm việc tại nhà. “Chúng ta có thể có nhiều cơ sở hoặc văn phòng khác nhau ở các quận khác nhau, để mọi người có thể làm việc tại đó mà không phải đi một quãng đường dài đến Quận 1 hoặc đi từ đầu này đến đầu kia thành phố”.
Đây là công trình nghiên cứu hợp tác giữa Đại học RMIT và Đại học Swinburne. Tiến sĩ Akbari (giảng viên Đại học RMIT) cùng đồng tác giả - Tiến sĩ John Hopkins (Đại học Swinburne) đã xây dựng khảo sát chi tiết để tìm hiểu cách người dân TP. Hồ Chí Minh di chuyển từ nhà đến công sở hàng ngày và theo dõi hành trình của 201 người tham gia khảo sát trong suốt 2 năm.
-
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu diễn ra buổi tối với màn trình diễn 3D mapping -
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Những xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025 -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc -
Người “hồi sinh“ di sản ca trù Thượng Mỗ -
Rưng rưng đón Tết nơi công trường
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng