-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại phiên họp sáng 30/3 .Ảnh Công Thọ |
Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang là nơi nguy hiểm nhất
Từ ngày 6/3 đến nay, các ổ dịch nhỏ tại Hà Nội đều đã được phát hiện và dập dịch tương đối triệt để. Nhưng giai đoạn hiện nay là giai đoạn rất nghiêm trọng, ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai hiện đang là nơi nguy hiểm nhất.
Hà Nội nguy hiểm hơn khi có thể xuất hiện những ca nhiễm tại Bệnh viện Bạch Mai sẽ lây nhiễm ra người bệnh, người nhà và người khác chỉ trong vòng thời gian ngắn. Khi đã lây và phát tán, dịch bệnh sẽ phát triển rất nhanh, nếu không có các biện pháp dứt khoát, dịch bệnh sẽ lây theo cấp số nhân của cấp số nhân. Thực tế tình hình dịch bệnh trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Vì thế, Hà Nội phải hành động nhanh chóng và dứt khoát, không có thời gian để bàn bạc. Cần phải định hình lại nguồn lực, các vật tư y tế; khẩn trương tổ chức nhân lực có khả năng lấy mẫu xét nghiệm.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai gửi lời "xin lỗi" vì ảnh hưởng đến Hà Nội
Chủ tịch Hội đồng quản lý bệnh viện Bạch Mai Ngô Quý Châu tại cuộc họp sáng 30/3. Ảnh: Công Thọ |
Phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Hà Nội, quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai Ngô Quý Châu nói: “Trước hết, thay mặt tập thể bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai rất xin lỗi các đồng chí. Ổ dịch Bạch Mai đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thành phố. Chúng tôi cũng rất cảm ơn sự chỉ đạo sát sao, hỗ trợ của lãnh đạo UBND thành phố, Sở Y tế, CDC hà Nội và các quận huyện. Đặc biệt là UBND Đống Đa đã hết sức giúp đỡ Bệnh viện Bạch Mai”.
Ông Châu cho biết, ngay từ 19/3, sau khi phát hiện ra các ca đầu tiên là 2 điều dưỡng, tại buổi họp tại Bộ Y tế chiều tối 20/3, có sự tham dự của lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Y tế, CDC Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức đề nghị Bộ Y tế và CDC Hà Nội vào hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai điều tra dịch tễ học và hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm. Vì vào thời điểm ấy, đơn vị vi sinh của Bệnh viện Bạch Mai cũng mới được cấp phép, số lượng còn rất hạn chế.
“Sau đó một loạt các ca đã được phát hiện, chúng tôi cũng đã cố gắng lấy mẫu. Cho đến thời điểm này đã lấy được 7.300 mẫu, gần 7.000 mẫu đã âm tính. Còn khoảng 400 mẫu hiện đang làm tại labo của Bệnh viện Đại học Y, có thể trưa 30/3 có kết quả”, ông Châu nói.
Đặc biệt, ngoài 2 nhân viên của Trung tâm Bệnh Nhiệt đới và số nhân viên công ty Trường Sinh, đến thời điểm này tất cả bác cán bộ nhân viên của Bạch Mai, trong đó có cả bản thân ông, đã âm tính.
Theo GS Châu, điều không may mắn là sự việc phát sinh vào đúng lúc Bệnh viện Bạch Mai đang chuyển giao ban lãnh đạo. Ngày 16/3, GS Nguyễn Quang Tuấn được điều về làm Giám đốc bệnh viện Bạch Mai. Ban Giám đốc hiện nay chỉ còn 2 người là GS Nguyễn Quang Tuấn và TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn. Còn đồng chí Nguyễn Ngọc Hiền thì 1/4 nghỉ hưu.
Theo ông Châu, hiện đã triển khai phong tỏa cách ly toàn bệnh viện, có tới 15 nhân viên công ty Trường Sinh mắc bệnh nên toàn bộ việc cung cấp dinh dưỡng của bệnh nhân, nhân viên y tế phải dừng. Bệnh viện đã liên hệ với Công ty Vasco của hàng không chuyển thức ăn. Bệnh viện rất cám ơn Chủ tịch thành phố đã chỉ đạo điều chuyển hơn 600 người nhà bệnh nhân lên Hoà Lạc cách ly, giảm gánh nặng rất nhiều cho bệnh viện.
Ông Châu cũng chia sẻ, có một số khó khăn nữa, đề nghị Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo hỗ trợ. Cụ thể, trong thời gian tới cho phép CDC Hà Nội hỗ trợ lấy lại mẫu tất cả nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân còn lại.
Ông Châu cũng kiến nghị cho phép Khách sạn Mường Thanh trở thành khu cách ly để luân chuyển nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục làm việc vì có những trường hợp bệnh nhân phải thực hiện cách ly 28 ngày. Nếu không có chỗ cho cán bộ, nhân viên bệnh viện vừa cách ly vừa nghỉ ngơi, thì khó có thể trụ được một cách bền vững.
Đồng ý với đề xuất của ông Châu, Chủ tịch Hà Nội giao Sở Y tế TP Hà Nội hướng dẫn bệnh viện hoàn thành các thủ tục theo quy định về lập khu cách ly, để các y bác sỹ được cách ly tại khách sạn Mường Thanh.
Ông Nguyễn Đức Chung đề nghị bệnh viện sớm lấy mẫu xét nghiệm lần 2 với toàn bộ y bác sỹ, đồng thời động viên đội ngũ nhân viên y tế tại đây để mọi người yên tâm thực hiện nghiêm việc cách ly cũng như chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân.
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang