
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Ông Oliver Zipse, CEO của BMW. Ảnh: BMW |
Tại cuộc họp thường niên lần thứ 105, CEO BMW Oliver Zipse nhấn mạnh công ty sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược đa công nghệ, bao gồm cả xe xăng, diesel, hybrid, thuần điện và sắp tới là xe chạy bằng hydro. Theo ông Zipse, việc chỉ tập trung vào xe điện là một “ngõ cụt”, khi sự khác biệt về hạ tầng và nhu cầu giữa các thị trường là quá lớn, ngay cả trong nội bộ châu Âu.
Ông Zipse dẫn chứng: tại Bỉ, nhờ các chính sách ưu đãi, xe điện và hybrid đã chiếm hơn 60% doanh số xe mới trong năm qua, trong khi tại Italy, tỷ lệ này chỉ là 4%. “Chúng tôi ủng hộ mục tiêu trung hòa carbon, nhưng không tin vào những quy định mang tính thiên lệch về mặt kỹ thuật. Cần một cách tiếp cận toàn diện, không cực đoan, để thúc đẩy đầu tư và cắt giảm khí thải hiệu quả,” ông nói.
BMW cho biết trong quý I/2025, hãng đã bán được 157.495 xe điện hóa (bao gồm hybrid và thuần điện), chiếm hơn 30% tổng doanh số. Trong đó, xe thuần điện đạt 109.516 chiếc, tương đương 21%.
Trong khi đó, tại cuộc họp cổ đông thường niên, CEO Porsche Oliver Blume cũng bày tỏ sự thận trọng với mục tiêu xe điện chiếm 80% doanh số vào năm 2030 mà hãng từng công bố năm 2022. Theo ông, tham vọng này “không thực tế” trong bối cảnh doanh số Porsche đang sụt giảm mạnh, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ chủ lực của hãng.
Porsche ghi nhận doanh số toàn cầu giảm 3% trong năm 2024, xuống còn 310.718 xe. Riêng quý I/2025, doanh số tiếp tục giảm 8%. Mẫu xe điện chủ lực Taycan từng là niềm tự hào của hãng cũng chứng kiến doanh số lao dốc: từ đỉnh 41.296 xe năm 2021 xuống còn 20.836 xe trong năm 2024. Điều này buộc Porsche phải điều chỉnh chiến lược, mở rộng danh mục xe hybrid và duy trì các mẫu xe động cơ đốt trong.
Việc thế hệ mới của mẫu SUV chủ lực Macan chuyển sang xe điện hoàn toàn nhưng không đạt kỳ vọng doanh số càng cho thấy thách thức của việc chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện, nhất là với một thương hiệu xe thể thao như Porsche.
Ngoài ra, Porsche còn đối mặt với thuế nhập khẩu cao tại Mỹ và cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, nơi doanh số quý I/2025 giảm tới 42%. Trước những khó khăn này, Porsche đã cắt giảm 1.900 việc làm trong khối nghiên cứu và sản xuất tại Đức, đồng thời trì hoãn loạt xe điện mới như 718 Boxster và Cayman EV.
Trái ngược với nhiều đối thủ từng đặt ra lộ trình chỉ sản xuất xe điện, BMW vẫn giữ chiến lược linh hoạt và đang gặt hái thành quả. Với nền tảng mới NEUE KLASSE và kế hoạch ra mắt xe hydro thương mại vào năm 2028, BMW khẳng định vị thế là một trong những hãng tiên phong trong việc điện hóa ngành ô tô mà không đánh đổi sự đa dạng công nghệ.

-
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại -
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19% -
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng -
Thuế quan có đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại? -
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One