Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Lãnh đạo công an lên tiếng về vụ “hỗn chiến” tại hội Gióng
Cao Nguyên - 25/02/2015 16:32
 
Lãnh đạo công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, việc “ẩu đả” tại hội Gióng tuy gây phản cảm, nhưng chỉ là tục “cướp lộc” hoa tre truyền thống trong lễ hội, chứ không mang tính chất hình sự, gây thương tích.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?
Khai hội vật truyền thống Thủ Lễ năm 2015
Lễ chém lợn ở Ném Thượng: Thanh niên nhúng tiền vào tiết lợn lấy may!
Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội
Khai hội Chùa Hương: "Cò" đeo bám, chủ đò vòi tiền, hàng quán chặt chém khách
 Một thanh niên nhảy vào đòi đánh bảo vệ khi bị ngăn cướp lộc. Ảnh Zing.vn

Như báo chí đã phản ánh, tại lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn (Hà Nội) vào sáng ngày 24.2 đã xảy ra cảnh hàng chục thanh niên lao vào cướp lộc để lấy may mắn cho cả năm. Cùng với đó xuất hiện nhiều hình ảnh phản cảm như thanh niên dùng gậy tre để vụt tới tấp vào đội bảo vệ kiệu, “ẩu đả” gây nên cảnh “hỗn chiến”.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Đại tá Trần Quang Huy - Trưởng công an huyện Sóc Sơn cho biết: "Trong hội Gióng, khi tiến hành nghi thức rước xong thì những lễ vật như voi, ngựa chiến và ngà để hóa vàng. Các lễ vật như trầu cau và hoa tre theo phong tục sẽ phải tán lộc cho du khách, tuy nhiên do “lộc” ít quá nên du khách đã giành nhau “cướp” lộc lấy may".

Trả lời về việc có tình trạng xô xát, hỗn chiến hay không, lãnh đạo công an huyện nói: “Mặc dù việc cướp giỏ hoa tre có chút xô đẩy, gây nên hình ảnh phản cảm nhưng chỉ diễn ra trong vài phút. Sự việc đó hoàn toàn không phải xô xát đánh nhau, hỗn chiến và gây rối trật tự mà chỉ là tục lệ trong hội Gióng”.

Về hình ảnh thanh niên “xăm trổ” cầm gậy tre hung hăng hỗn chiến, theo lời ông Huy, sự việc này không gây ra thương tích, không có ai trình báo nên không cần phải vào cuộc điều tra. Kết thúc sự việc, người cướp được lộc thì phấn khởi, còn người tán lộc cũng thoải mái, vui vẻ.

Lễ hội đền Gióng tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 đến mồng 8 Tết âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ vị anh hùng Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Đây là một trong những lễ hội lớn của dân tộc, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham gia.

Tưng bừng lễ hội rước Pháo làng Đồng Kỵ

() Ngày 22/2 (tức mùng 4 Tết Ất Mùi) tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) tưng bừng diễn ra lễ rước Pháo Đồng Kỵ thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm và có nhiều nét văn hoá đặc sắc nên nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan.

Hàng vạn người trẩy hội Phật Tích cầu bình an

() Ngày 22/2 (tức mùng 4 Tết), hàng vạn lượt du khách thập phương tấp nập về chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn cầu quốc thái dân an, năm mới an lành, nhiều may mắn.

Hà Nội đã sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

() Lễ hội chùa Hương chính thức khai mạc ngày mùng 6 tháng Giêng, nhưng từ mùng 2, người đi lễ đã nườm nượp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư