-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu” -
Chính phủ tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” với các doanh nghiệp tư nhân lớn -
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Quyết định bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ -
Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên hợp quốc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023. |
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị về an toàn hàng không ở quy mô toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, sự tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên gia về an toàn hàng không cho thấy trách nhiệm chung và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề an toàn và khai thác hàng không toàn cầu.
“Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành hàng không, xem ngành hàng không là một trong những động lực của nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư giao thương, phát triển du lịch. Chính phủ cũng coi trọng xây dựng hình ảnh các hãng hàng không của Việt Nam, an toàn, thân thiện và là sứ giả của thương hiệu, văn hóa, con người và đất nước Việt Nam khi ra trường quốc tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Với vai trò là Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam xác định đảm bảo an toàn, an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên liên tục, theo kịp những diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình thế giới.
Theo đó, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển an toàn, lành mạnh của ngành hàng không; chỉ đạo quyết liệt công tác đảm bảo an toàn, an ninh hàng không thông qua các Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Ủy ban an ninh hàng không; chỉ đạo xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn hàng không Quốc gia, Hệ thống quản lý an toàn hàng không; tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành hoạt động của ngành hàng không; đầu tư nguồn lực, nâng cao năng lực quản trị để hệ thống giám sát an toàn đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, trong đó có các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: duy trì hơn 25 năm liên tục việc đảm bảo an toàn hàng không trong vận tải hàng không thương mại; đạt được Chứng nhận của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế, Chứng nhận năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 - mức cao nhất của Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Các hãng hàng không Việt Nam luôn duy trì chỉ số an toàn khai thác cao và được Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế cấp Chứng nhận An toàn khai thác.
Trong điều kiện vừa phai khai thác hiệu quả, vừa bảo đảm tốt an toàn, an ninh hàng không sẽ ngày càng phức tạp và nặng nề hơn, Phó Thủ tướng đề nghị IATA, các đối tác quốc tế tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn khai thác; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không giữa các hãng hàng không thành viên và các tổ chức hàng không trong phạm vi toàn cầu.
Phó Thủ tướng cũng mong các đại biểu tích cực đưa ra sáng kiến, giải pháp hữu hiệu về tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không, nhằm góp phần vào sự phát triển an toàn và bền vững của ngành hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tình hình mới.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, cùng với những nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, quy trình, tiêu chuẩn và hệ thống quản lý an toàn, Việt Nam đã và đang đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp nâng cao năng lực khai thác hàng không.
Chính phủ Việt Nam đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM hình thành 30 cảng hàng không. Đặc biệt là Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với mục tiêu trở thành cảng hàng không trung chuyển lớn của khu vực và quốc tế, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2026.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hàng không Việt Nam cũng được chú trọng ứng dụng các công nghệ mới như quản trị cơ sở dữ liệu nhận dạng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Các hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường, giám sát được đầu tư mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại như dẫn đường vệ tinh, ADS-B, AFTN… qua đó, đảm bảo tầm phủ thông tin liên lạc và giám sát trên toàn bộ vùng trời lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam được giao quản lý.
Bên cạnh đó, các hãng hàng không của Việt Nam tích cực đầu tư phát triển đội tàu bay thế hệ mới như Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321 Neo… giúp nâng cao hiệu quả khai thác và đảm bảo an toàn bay.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam dành ưu tiên cho công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên thực hiện chức năng giám sát an toàn hàng không; đối thoại, trao đổi và phổ biến các thông tin an toàn hàng không cả trong nội bộ và với các đối tác bên ngoài. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để thúc đẩy an toàn hàng không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, thấy ngành hàng không toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, biến động và rủi ro trên toàn cầu, như kinh tế suy giảm, giá nhiên liệu tăng, xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu...
Trong bối cảnh như vậy, an toàn và khai thác hàng không cũng xuất hiện những vấn đề mới, đòi hỏi các lãnh đạo, chuyên gia hàng không cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Trong bối cảnh trên, ngành hàng không Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chúng tôi đang phải đối mặt với bốn áp lực lớn nhất là hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường và quản trị rủi ro.
“Đây là những thách thức mà chúng tôi phải vượt qua để phát triển hàng không bền vững, mang đến cho người dân dịch vụ an toàn nhất, thuận tiện nhất, cũng như hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam là một điểm trung chuyển hàng không tầm cỡ khu vực và quốc tế”, người đứng đầu ngành GTVT cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Hội nghị an toàn và khai thác hàng không thế giới năm 2023 là dịp để ngành hàng không thế giới cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp và sáng kiến xoay quanh những vấn đề nêu trên.
“ Qua đó, chúng ta có thể xây dựng những hướng dẫn, tiêu chuẩn và hệ thống ngày càng tiến bộ hơn, hiệu quả hơn giúp duy trì và nâng cao an toàn khai thác hàng không. An toàn tuyệt đối chính là nền tảng, là giá trị cốt lõi để ngành hàng không phát triển bền vững và không ngừng đạt được những thành tựu mới”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng kỳ vọng.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines tham gia phiên thảo luận khai mạc: Góc nhìn CEO về thực trạng ngành. |
Khi “Lãnh đạo vào cuộc”
Chủ đề của Hội nghị năm này là “Lãnh đạo vào cuộc: Thúc đẩy khai thác an toàn và hiệu quả hơn” sẽ là dịp lần đầu tiên IATA tổ chức một sự kiện tổng thể về công tác an toàn nói chung của ngành hàng không, trong đó quy tụ hơn 800 khách mời là đại diện lãnh đạo các hãng hàng không và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hàng không trên thế giới với chương trình làm việc đa dạng từ các phiên họp toàn thể, thảo luận nhóm, đến kết nối, chia sẻ thông tin…
Không phải ngẫu nhiên mà Vietnam Airlines vinh dự được IATA chọn là hãng hàng không chủ nhà Hội nghị An toàn và Khai thác thế giới của IATA 2023
Theo đó, Vietnam Airlines là Hãng hàng không có trình độ kiểm soát và thực tế thực hiện an toàn ở mức cao trong IATA khi liên tiếp duy trì đạt chứng nhận an toàn khai thác IOSA lần thứ 10 trong suốt chặng đường gần hai thập kỷ kể từ khi là thành viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế; Đạt mức Chủ động (Proactive) 4.0 trên thang điểm 5 về Văn hóa an toàn và được Airlines Rating đánh giá mức tối đa 7/7 về cấp độ an toàn. Tham gia Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023 với vai trò chủ nhà sẽ là cơ hội để Vietnam Airlines nhấn mạnh và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của việc đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác.
Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines khẳng định: “Chúng tôi không ngừng nỗ lực để đảm bảo rằng, hành khách và nhân viên của Vietnam Airlines luôn cất cánh cùng những chuyến bay an toàn tuyệt đối. Việc Vietnam Airlines được lựa chọn là hãng hàng không chủ nhà năm nay đã cho thấy sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với mức độ an toàn và hiệu quả khai thác của chúng tôi, cũng như của toàn ngành hàng không Việt Nam.”
Chia sẻ kinh nghiệm trong khai thác và an toàn khai thác bền vững, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, ngành hàng không đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như chính trị, chiến tranh, đình công, đại dịch, môi trường và công nghệ đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Tất cả những điều trên đòi hỏi hãng hàng không nói riêng, ngành hàng không nói chung phải luôn ứng phó một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
Chính vì vậy, Vietnam Airlines dành sự quan tâm hàng đầu cho việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn, giám sát hiệu quả hoạt động an toàn cũng như tích cực tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới. Vì sao văn hóa an toàn lại thực sự quan trọng?
“Chúng tôi nhận thấy “Văn hóa an toàn có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện an toàn”. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng một nền văn hóa an toàn đến từng đơn vị, đến từng cán bộ nhân viên ở mọi cấp bậc. Công tác an toàn không chỉ được đảm bảo bởi hệ thống giám sát nội bộ, hệ thống quản lý bên ngoài, mà còn từ mỗi nhân viên có kiến thức an toàn vững chắc, có tinh thần trách nhiệm và chủ động cao trên toàn hệ thống”, ông Lê Hồng Hà cho biết và khẳng định đây là nền tảng cốt lõi và là định hướng trong mọi hoạt động của Vietnam Airlines.
Tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023, Vietnam Airlines đã cùng IATA ký kết Hiến chương về Văn hóa An toàn; đồng thời xây dựng nội dung đối thoại với lãnh đạo hãng hàng không, nhà chức trách hàng không cũng như lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước; bàn luận xung quanh chủ đề xây dựng văn hoá an toàn hàng không...
Theo ông Willie Walsh, Tổng Giám đốc IATA, an toàn là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không và điều này đã được thể hiện qua việc lãnh đạo Chính phủ, các cơ quan quản lý và các chuyên gia về an toàn đến từ khoảng 100 hãng hàng không, nhà sản xuất máy bay và các bên liên quan tham dự sự kiện. Với vị trí ở trung tâm châu Á và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam là địa điểm lý tưởng để tổ chức Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023.
“Trong khi đó, Vietnam Airlines là hãng hàng không có mạng lưới đường bay ngày càng phát triển, kết nối khu vực và toàn cầu. Chúng tôi rất vui mừng khi Vietnam Airlines đồng hành cùng chúng tôi trong vai trò hãng hàng không chủ nhà của Hội nghị năm nay”, ông Willie Walsh đánh giá.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc -
Chính phủ tổ chức “Hội nghị Diên Hồng” với các doanh nghiệp tư nhân lớn -
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Quyết định bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
-
Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV -
Quy định mới về dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn tại Liên hợp quốc -
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc -
Xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn là trung tâm dịch vụ cửa khẩu, logistics -
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An -
Hà Nội kiểm kê chuyên đề quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024