
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
![]() |
Các đối tượng tại cơ quan công an. (Nguồn: Vietnamnet) |
Ngày 31/5, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã bắt giữ 8 đối tượng trong đường dây thành lập hàng chục công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng với tổng lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn là hơn 1.000 tỷ đồng và thu lời bất chính hơn 200 tỷ đồng.
Đây là vụ mua bán hóa đơn giá trị gia tăng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Theo đó, 8 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng bị bắt giữ gồm Hoàng Thị Hạnh (sinh năm 1967); Hoàng Thị Ánh (sinh năm 1971); Trần Đình Hiếu (sinh năm 1990); Phạm Thị Yến (sinh năm 1976), đều trú ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Hoàng Thị Von (sinh năm 1990), trú ở phường Quảng Hưng; Lê Thị Phương (sinh năm 1985), trú ở phường Đông Hải; Dương Thị Diệu Hà (sinh năm 1981), trú ở phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa; Lê Huy Sơn (sinh năm 1966), trú ở xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và chức vụ (Công an Thành phố Thanh Hóa) phát hiện một nhóm đối tượng do Hoàng Thị Hạnh cầm đầu, có dấu hiệu câu kết với một số đối tượng khác thành lập hàng chục công ty "ma" như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải 56 (có địa chỉ ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ thương mại tổng hợp Phong Thủy (có địa chỉ ở phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Anh Khánh (có địa chỉ ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa)...
Quá trình điều tra xác minh cho thấy các công ty nói trên không hoạt động kinh doanh trên thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất, nhân công. Bản thân Hạnh vừa là giám đốc vừa là kế toán.
Ngày 30/5, Công an thành phố Thanh Hóa đã khám xét nơi ở của các đối tượng kể trên và đã thu giữ 10 thùng hóa đơn, chứng từ, 8 máy tính, 8 điện thoại di động, 17 con dấu, 550 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tang vật có liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng. Công an thành phố cũng phong tỏa 8 tài khoản của các đối tượng kể trên.
Các đối tượng khai nhận, từ tháng 8/2020 đến nay nhóm này đã bán gần 5.000 chứng từ, hóa đơn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với tổng lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn là hơn 1.000 tỷ đồng và thu lời bất chính hơn 200 tỷ đồng.
Hằng tháng, hằng quý, nhóm đối tượng này vẫn làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế, các giấy tờ như hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc, phiếu thu-chi để tránh cơ quan thuế kiểm tra, nhưng thực chất đây là giấy tờ khống.
Hiện tại vụ việc đang tiếp tục điều tra, mở rộng./.

-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép