
-
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ đã hoàn thành thi công hạng mục đê chắn sóng
-
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị
-
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công
-
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan
-
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng
![]() |
Theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh gồm 12 đơn vị hành chính |
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý với việc Hà Tĩnh lập quy hoạch chung cho thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh theo quy định pháp luật hiện hành.
Trước đó, tại phiên họp thứ 37 diễn ra vào chiều 9/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện huyện Kỳ Anh là đơn vị cấp huyện có dân số lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh với trên 206.000 nhân khẩu và 33 đơn vị hành chính cấp xã. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện rất nhanh nên cần phải tách ra để bảo đảm công tác quản lý nhà nước hiệu quả.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập thị xã Kỳ Anh thì tỉnh Hà Tĩnh sẽ tăng 1 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện thành 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện) không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp xã (262 đơn vị), nhưng có chuyển 1 thị trấn và 5 xã thành 6 phường (từ 15 phường, 12 thị trấn, 235 xã thành 21 phường, 11 thị trấn, 230 xã).
Theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh gồm 12 đơn vị hành chính gồm 6 phường thuộc thị xã là Kỳ Anh, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương; các xã còn lại gồm Kỳ Nam, Kỳ Ninh, Kỳ Hoa, Kỳ Hà, Kỳ Lợi, Kỳ Hưng. Trung tâm hành chính của thị xã đặt tại khu hành chính huyện Kỳ Anh hiện tại.
Huyện Kỳ Anh còn lại 21 xã, trung tâm hành chính sau khi điều chỉnh địa giới hành chính đặt tại xã Kỳ Đồng.
Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội đánh giá việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập mới thị xã Kỳ Anh và 6 phường thuộc thị xã Kỳ Anh là nhu cầu khách quan, phù hợp với các quy hoạch chung, tạo động lực đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng và lợi thế của khu vực, mặt khác việc điều chỉnh này cũng tạo điều kiện cho huyện Kỳ Anh (còn lại) phát triển.
Khu vực thành lập thị xã Kỳ Anh mới sẽ bao gồm Khu kinh tế Vũng Áng - một trong 5 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước và là khu kinh tế động lực với các ngành công nghiệp nặng lớn của cả nước và khu vực như luyện cán thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu…, tại đây có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương nắm giữ vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng và giao thông hàng hải của khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Đô thị Kỳ Anh sẽ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của thị xã thuộc tỉnh được pháp luật quy định.

-
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan -
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng -
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Cơ hội lớn cho nhà đầu tư Mỹ trong ngành LNG tại Việt Nam -
Hà Nội giao hơn 96.500 m2 đất tại Bắc Từ Liêm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật -
Phú Xuyên hoàn tất "nút thắt" cuối cùng trên tuyến trục phía Nam
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao