Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7
Mạnh Bôn - 02/12/2013 09:56
 
Nếu không có gì thay đổi, Kỳ họp thứ 7 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh

“Sau lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên (tháng 6/2013) đến nay, hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành pháp, tư pháp đã có chuyển biến tích cực, vì vậy, nên coi việc lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động thường niên của Quốc hội”, bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ.

bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bà nói rằng, hoạt động của cơ quan hành pháp, tư pháp, đặc biệt là người đứng đầu - những người được Quốc hội lấy phiếu tín đã có chuyển biến tích cực?

Tại Kỳ họp thứ 6, lần đầu tiên Chính phủ báo cáo trước Quốc hội việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó đánh giá tương đối khái quát, đầy đủ, toàn diện những hạn chế, tồn tại của nhiều lĩnh vực, thực tế là đánh giá xem từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay các bộ trưởng đã làm được gì, chưa làm được gì.

Cùng với báo cáo của Chính phủ, tư lệnh lĩnh vực đầu tư, tín dụng, ngân hàng, công thương, xây dựng, tài nguyên và môi trường, y tế, nông nghiệp… cũng đều có báo cáo chi tiết đánh giá, nhận định những việc đã làm được, chưa làm được trong thời gian qua. Nhìn chung, tư lệnh các lĩnh vực đã và đang hết sức cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình để đạt được tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất trong lần lấy phiếu tín nhiệm tới đây.

Qua những báo cáo nêu trên, bà thấy hiệu quả mà các tư lệnh ngành đạt được đến đâu?

Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng (lĩnh vực được xếp yếu nhất trong lần lấy phiếu tín nhiệm vào tháng 6/2013), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không cần phải báo cáo thì ai cũng biết thị trường vàng đã được kiểm soát, khoảng cách chênh lệch về giá giữa vàng trong nước đã được thu hẹp và quan trọng hơn là đã ổn định.

Thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát; nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng khá dồi dào, tạo điều kiện để nhiều ngân hàng có dư địa giảm lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, chuẩn bị nguồn lực tháo gỡ khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hay như lĩnh vực đầu tư, đến nay, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều chính sách huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; nhiều dự án đã đầu tư theo các hình thức công tư kết hợp và đã thu được những kết quả nhất định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã trình Chính phủ thông qua định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, với nhiều nội dung quan trọng như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng ưu đãi đầu tư theo dự án; bổ sung ưu đãi đặc thù cho ngành công nghiệp hỗ trợ; xem xét điều chỉnh giãn lộ trình tăng giá đất, hệ số bồi thường...

Nhưng còn nhiều lĩnh vực, như thủy điện gây ra lũ lụt chẳng hạn, cử tri chưa thực sự hài lòng, thưa bà?

Trong trả lời chất vấn, có thể tư lệnh ngành nào đó chưa thực sự làm hài lòng đại biểu Quốc hội và cử tri (do hoạt ngôn), nhưng quan trọng là hành động của họ hậu chất vấn.

Như lĩnh vực thủy điện, sau chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ loại ra khỏi hoạch hơn 420 dự án thủy điện và điểm có khả năng làm thủy điện nhỏ, trong đó có Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A - hai dự án được nhiều đại biểu và cử tri, đặc biệt là đại biểu và cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị không đưa vào quy hoạch phát triển thủy điện.

Và điều cũng rất đáng ghi nhận là ngày 26/11 vừa qua, tức là ngay sau khi lũ lụt ở miền Trung vừa dứt, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trực tiếp làm việc với ngành điện lực cùng các đơn vị liên quan để tìm nguyên nhân xem có phải do thủy điện xả nước gây ra ngập lụt ở miền Trung hay không.

Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi thấy rất mừng trước hành động của các vị tư lệnh ngành. Hy vọng, trong thời gian tới, không chỉ có vấn đề thủy điện, đầu tư, ngân hàng mà các lĩnh vực khác như y tế, giao thông, giáo dục, văn hóa, phòng chống tham nhũng… cũng sẽ có những sự vào cuộc kịp thời.

Kết quả tín nhiệm phản ánh đúng tình hình đất nước
Vào lúc 10 giờ 20 sáng nay (11/6), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư