-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
“Những người giữ chức danh dân cử (Quốc hội, HĐND các cấp), “nói theo nghị quyết, làm theo nghị quyết, phát biểu theo nghị quyết”, không chịu trách nhiệm cá nhân trước nhiệm vụ được giao và cũng không trực tiếp ra các quyết định, chỉ thị nên không nhất thiết phải lấy phiếu tín nhiệm”, ông Phước phân tích.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước |
Theo ông Phước, nếu vẫn cứ lấy phiếu tín nhiệm với chức danh dân cử thì cũng không thể biết được chức danh nào làm tốt nhiệm vụ hơn chức danh nào, vì… tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao đối với chức danh dân cử ai cũng cao, do ít va chạm.
“Bên dân cử chỉ lấy phiếu tín nhiệm khi anh mắc khuyết điểm, sai phạm, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước”, ông Phước đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Phùng Quốc Hiển bày tỏ quan điểm “đồng tình cao” với ông Ksor Phước.
Theo ông Hiển, chức danh bên cơ quan dân cử làm việc tập thể, không có quyền đưa ra quyết định cá nhân mà phải thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND các cấp, dù có đồng tình hay không, vì thế không nên lấy phiếu tín nhiệm.
“Từ chủ tịch Quốc hội đến chủ nhiệm các ủy ban, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi quyết một vấn đề gì đó thì mọi người đều có 1 lá phiếu có giá trị ngang nhau. Khi ra Quốc hội quyết một vấn đề gì đó, 500 lá phiếu của 500 vị đại biểu Quốc hội có giá trị ngang nhau. Điều này khác biệt với cơ quan hành pháp là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cá nhân, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, vì thế chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh bên cơ quan hành pháp”, ông Hiển nói.
Ông Ksor Phước cũng cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm theo 3 mức (tín nhiệm cao - tín nhiệm - tín nhiệm thấp) là không cần thiết.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vỏn vẹn 17 người mà tôi cũng không nhớ ai được bao nhiêu số phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp thì chắc chắn cử tri cũng không nhớ được. Vì vậy, nếu đưa ra một tiêu chí là tín nhiệm thì cử tri sẽ biết chắc ai được tín nhiệm ở mức độ nào, đặc biệt là những người nằm trong nhóm đạt phiếu tín nhiệm cao nhất và thấp nhất”, ông Phước nói thêm.
“Đi tiếp xúc cử tri, cử tri bảo, sử dụng 3 tiêu chí trong lấy phiếu tín nhiệm là “dĩ hòa vi quý”. Vì tính toán trên phương diện toán học thì gần như không có trường hợp nào đạt phiếu tín nhiệm thấp quá 2/3 (mức để đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm). Vì vậy, chỉ nên sử dụng 2 tiêu chí là tín nhiệm và tín nhiệm thấp”, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ quan điểm tiếp tục cải cách trong lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, đi tiếp xúc cử tri, cử tri phản ánh: “Chẳng hiểu tín nhiệm cao là thế nào và cũng không thể đánh giá, so sánh giữa 2 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm vì có quá nhiều tiêu chí”.
Theo ông Hiện, nếu lấy tín nhiệm 3 mức như hiện nay, người dân sẽ giảm sự quan tâm vì họ không thể biết được “ai tốt hơn ai”. Vì thế, chỉ nên sử dụng 2 tiêu chí rõ ràng, minh bạch, dễ so sánh là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Ông Hiện cho rằng, cần phải nghiên cứu lại vấn đề lấy phiếu tín nhiệm để có đánh giá khách quan, chính xác, tin cậy, khoa học đối với những chức danh được lấy phiếu tín nhiệm và cả những người cầm lá phiếu đánh giá mức độ tín nhiệm của người khác.
Lấy dẫn chứng từ Báo cáo Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận sáng nay, ông Hiện cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm chưa thực sự phản ánh đúng thực tế.
“Tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp càng xuống thấp càng cao. Trung ương thấp hơn tỉnh, tỉnh thấp hơn huyện, huyện thấp hơn xã. Vì sao tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp ở cấp xã lại gấp hàng chục lần cấp huyện và hàng trăm lần cấp tỉnh. Phải chăng, ở cấp địa phương, người bỏ lá phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm cùng làng, cùng xã nên biết rất rõ những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, thế mạnh của nhau nên lá phiếu phản ánh chính xác hơn”, ông Hiện vừa hỏi vừa trả lời.
Mạnh Bôn
-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
-
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up