Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Liên kết hạ tầng giao thông Đà Nẵng - Quảng Nam
Minh Khuê - 05/04/2021 17:22
 
Sự liên kết giữa hai địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam rất khăng khít. Hai địa phương này cùng có hệ thống giao thông với đủ các loại hình hỗ trợ cho cả khu vực phát triển.
Điều dễ nhận thấy là liên kết giữa hai địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam rất khăng khít. Hai địa phương này cùng có hệ thống giao thông với đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, hỗ trợ cho cả khu vực phát triển.
Điều dễ nhận thấy là liên kết giữa hai địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam rất khăng khít. Hai địa phương này cùng có hệ thống giao thông với đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, hỗ trợ cho cả khu vực phát triển.

Đầu tư mạnh vào sân bay, cảng biển

“Không Chu Lai thì Đà Nẵng” là lựa chọn đi lại bằng phương tiện máy bay của ông Trần Thanh Minh, (ngụ tại Quảng Ngãi) khi trao đổi về nhu cầu di chuyển từ Quảng Ngãi đi TP.HCM hoặc đi Hà Nội.

Bên cạnh việc đầu tư các tuyến đối nội thì Đà Nẵng và Quảng Nam cũng chú trọng các tuyến đối ngoại, liên kết tạo thuận lợi đi lại, thông thương trong khu vực.

“Từ Quảng Ngãi đến sân  bay Chu Lai (Quảng Nam) mất khoảng 45 phút (nếu có chuyến), còn không có chuyến đi đến hai đầu đất nước từ Chu Lai thì mất khoảng 2 tiếng đồng hồ đi từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng thông qua tuyến cao tốc Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi là có mặt ở sân bay, kịp giờ bay thậm chí có thể đi Hà Nội, TP.HCM về Quảng Ngãi trong ngày”, ông Minh cho biết thêm.

Đồng quan điểm, ông Đặng Hồng Sơn, Phó trưởng ban Ban Quản lý dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất khá hài lòng với những liên kết giao thông qua các địa phương miền Trung. Theo ông Sơn, cách đây 20 năm, hạ tầng giao thông còn là nỗi lo cho những doanh nghiệp đến đầu tư tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng, thì ở thời điểm hiện tại, giao thông đã đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

“Không chỉ có sân bay và các hãng hàng không phát triển nhanh chóng, những cảng biển khu vực này cũng được đầu tư, đáp ứng nhu cầu xuất nhập hàng hóa của các doanh nghiệp địa phương và khu vực. Việc hình thành các cảng nước sâu, chuyên dụng, chuyên sâu có năng lực bốc dỡ ngày càng cao đồng đều ở các địa phương đã và đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu khá yên tâm khi đến đầu tư sản xuất, kinh doanh”, ông Sơn nhận xét.

Cũng theo ông Sơn, nếu Quảng Nam có cảng Container Tam Hiệp chuyên dụng của Thaco xuất nhập khẩu ô tô đi quốc tế và sẵn sàng “chia lửa” cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất hàng tại đây, thì Đà Nẵng có cảng nước sâu Tiên Sa cũng có thể đáp ứng cho các doanh nghiệp Quảng Ngãi, Quảng Nam, thậm chí Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Lào… khi xuất hàng đi các nước.

Đối với Lọc hóa dầu Bình Sơn, thường xuyên có mặt hàng hạt nhựa Polypropylen được xuất đi từ cảng Tiên Sa. Từ Quảng Ngãi đi Đà Nẵng phải đi qua Quảng Nam, hiện nay hạ tầng giao thông huyết mạch các tuyến chính như Quốc lộ 1, cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng đã hoàn thành giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa.

Chia sẻ ý kiến của những người trong cuộc để thấy rằng, thời gian qua hạ tầng cảng biển và sân bay của Đà Nẵng, Quảng Nam bên cạnh việc đầu tư các tuyến đối nội thì các tuyến đối ngoại cũng được chú trọng, mang yếu tố liên kết tạo thuận lợi giao thông đi lại, thông thương hàng hóa thông suốt giữa hai địa phương, khu vực duyên hải miền Trung và cả nước.

Chú trọng đường bộ, đường sông

Những ngày mới chia tách Quảng Nam và Đà Nẵng, đội ngũ nhân lực công tác trong các nhiệm sở hành chính muốn ra Đà Nẵng hay vào Quảng Nam chỉ đi bằng tuyến giao thông duy nhất là Quốc lộ 1 và tàu hỏa thông qua tuyến đường sắt Bắc - Nam. Gặp những khi ngập lụt chia cắt thì chỉ còn cách đứng bên này nhìn qua bên kia chờ nước rút. Nay thì các tuyến đường bộ huyết mạch đã từng bước được Trung ương và địa phương đầu tư như tuyến ven biển, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi; phía Tây thì tuyến đường Hồ Chí Minh, nên về mặt liên kết không gian gần như được xóa nhòa khoảng cách.

Không những vậy, trước đây thường mất hơn 2 giờ đồng hồ mới vào đến TP. Tam Kỳ (trung tâm hành chính của Quảng Nam), thì nay được rút ngắn xuống còn 1 giờ đến 1 giờ rưỡi. Việc đầu tư và đồng bộ hạ tầng giao thông huyết mạch đang tiếp tục mở ra nhiều cơ hội tương tác cho Đà Nẵng - Quảng Nam.

Trong kế hoạch thu hút đầu tư và phát triển hệ thống xe điện ngầm (metro) và xe điện bánh sắt (tramway), Đà Nẵng đã được các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Hàn Quốc tư vấn hướng tuyến. Trong đó, phát triển hệ thống này từ Đà Nẵng chạy dọc các quận ven biển Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Điện Bàn đến điểm cuối Hội An.

Trên bờ là vậy, dưới mặt sông Cổ Cò, hai địa phương này cũng đang nỗ lực nạo vét, khơi thông dòng chảy, tiếp đến là quy hoạch đô thị hai bên sông hướng đến mục tiêu liên kết tuyến du lịch đường sông từ Đà Nẵng đến Hội An.

Bất động sản Quảng Nam: Rà soát loạt dự án, định hướng phát triển đô thị xanh
Sau thời gian tăng trưởng nóng, tỉnh Quảng Nam đã quyết định rà soát và định hướng lại việc phát triển các dự án bất động sản, hướng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư