-
Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Hải Vân Quan -
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách -
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng
Chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ) điểm du lịch hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Nguyễn Hữu Thành |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ cho rằng, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch ĐBSCL thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch của Vùng đến du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, ngành du lịch là một trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Riêng TP. Cần Thơ, năm 2021, lượt khách đến giảm trên 62%, khách lưu trú giảm trên 55%; khách quốc tế lưu trú giảm 92%, tổng doanh thu du lịch giảm 56,6% so với cùng kỳ.
Ông Võ Phạm Tân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang chia sẻ: “Do đại dịch Covid-19, gần hai năm qua, hoạt động du lịch của tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, với gần 1.400 cơ sở kinh doanh du lịch phải tạm dừng hoạt động; các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về tài chính; khoảng 6.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập; lượng khách và tổng thu giảm sâu so với thời điểm trước dịch. Năm 2021, tổng lượng khách đến tỉnh là 271.865 lượt, giảm 87% so với năm 2019. Tổng doanh thu trực tiếp từ các doanh nghiệp du lịch đạt 252 tỷ đồng, giảm 78% so với năm 2019”.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2019 vùng ĐBSCL đón trên 46 triệu lượt khách, kế hoạch đón trên 50 triệu lượt khách trong năm 2020. Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, lượt du khách đến ĐBSCL sụt giảm đáng kể, chỉ còn trên 28,4 triệu lượt, đến năm 2021 tiếp tục thiệt hại nhiều hơn, chỉ đón được trên 23 triệu lượt khách. Từ đó, kéo theo doanh thu ngành du lịch của vùng ĐBSCL liên tục sụt giảm. Cụ thể: năm 2019 doanh thu du lịch đạt trên 29,8 ngàn tỷ đồng; năm 2020 giảm xuống còn gần 22 ngàn tỷ và năm 2021 chỉ còn hơn 9,5 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Dương Tấn Hiển, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, ngành du lịch đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, việc khôi phục lại sự phát triển của ngành du lịch là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
“Với tinh thần biến thách thức thành cơ hội, các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp cần chủ động triển khai thực hiện ngay các giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn, hiệu quả, sớm phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới đối với ngành du lịch ĐBSCL nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng”, ông Hiển chia sẻ.
Ông Hiển cũng thông tin thêm, ngày 29/12/2021, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới nhằm khôi phục lại hoạt động du lịch Cần Thơ và đẩy mạnh phát triển du lịch của thành phố thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ cũng đã ban hành Kế hoạch về phục hồi, kích cầu du lịch thành phố; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Đồng thời, Thành phố đăng cai tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022 và Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ IX từ ngày 6/4/2022- 11/4/2022, trong đó có nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ du lịch, kết nối các doanh nghiệp, địa phương giới thiệu, chào bán các sản phẩm, chương trình du lịch...
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre thông tin, ngay khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, Bến Tre đã tiên phong triển khai thực hiện thí điểm mô hình du lịch “Vùng xanh” Xứ Dừa tại xã Nhơn Thạnh và xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre. Đây được xem là động thái quan trọng trong việc khởi động lại hoạt động du lịch sau dịch, tiếp lửa cho các đơn vị kinh doanh du lịch sau thời gian dài “ngủ đông”. Với sự chỉ đạo quyết liệt, cùng với sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành, địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư, mô hình Du lịch “Vùng xanh” Xứ dừa đã định hình và bước đầu triển khai thực hiện một số nội dung...
“Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai các hoạt động để phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Bến Tre đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, trong các kỳ nghỉ lễ, tết vừa qua, lượng khách và doanh thu đều tăng mạnh so cùng kỳ, công suất phòng của các cơ sở lưu trú du lịch đạt 40-50%; có gần 40 đơn vị kinh doanh du lịch được thẩm định và đủ điều kiện hoạt động trở lại theo Bộ tiêu chí tạm thời trong phòng, chống dịch Covid-19”, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết.
Nhằm góp phần tích cực vào việc phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành Hướng dẫn về nội dung, qui trình (hoặc Bộ tiêu chí…) đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các khu du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đồng thời, hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện thống nhất tại các điểm đến du lịch ở các địa phương. (Kể cả khu du lịch, cơ sở lưu trú và các công ty lữ hành).Trên cơ sở đó, triển khai đến các địa phương và các doanh nghiệp du lịch để thực hiện,
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị Chính phù kéo dài thời gian áp dụng chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí… đối với các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch đến cuối năm 2023. Đồng thời, giảm giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng giá điện của các ngành sản xuất.
Đại diện lãnh đạo 13 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của ĐBSCL đã ký Biên bản thỏa thuận liên kết, hợp tác phục hồi và phát triển du lịch |
Trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện lãnh đạo 13 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của ĐBSCL đã ký Biên bản thỏa thuận liên kết, hợp tác phục hồi và phát triển du lịch ĐBSCL trong trạng thái bình thường mới.
Theo đó, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thống nhất liên kết, hợp tác trong lĩnh vực thông tin về tình hình phát triển du lịch; liên kết, hợp tác xây dựng phát triển sản phẩm du lịch; liên kết, hợp tác trong quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch...
-
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Những điểm đến đẹp tựa cổ tích trong mùa Giáng sinh tại miền Bắc -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Quảng Trị: Đầu tư 170 tỷ đồng tôn tạo, tu bổ 2 di tích quốc gia đặc biệt -
Việt Nam lọt Top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia -
[Emagazine] Bí kíp nào khiến du lịch Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ? -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up