
-
Nhiều "bên mua" từ châu Âu, Mỹ… rất quan tâm tới thị trường Việt Nam
-
Thị trường M&A Việt Nam sẽ sớm đạt mốc 20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới
-
M&A Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất để “Chung tay cùng thịnh vượng”
-
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng mở ra cơ hội mới cho M&A tại Việt Nam
-
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Chung tay cùng thịnh vượng -
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc
![]() |
Các dự án LNG đều yêu cầu được bao tiêu dài hạn. Trong ảnh: Mặt bằng một dự án điện khí LNG hoàn chỉnh |
Khó đàm phán
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, một quan chức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay, Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu đã không thể ký được PPA trong năm 2020. Như vậy, kỳ vọng về việc “đàm phán PPA ngay trong tháng 8/2020 và ký kết PPA vào cuối năm 2020” đã không thành hiện thực.
Cuối tháng 8/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, chưa thể ký Thỏa thuận khung PPA của Dự án LNG Bạc Liêu sau khi nhận được văn bản đề nghị của Công ty Delta Offshore Energy. Nguyên do, theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại Văn bản 584/BCT-ĐL, việc đàm phán giá điện và PPA của Dự án phải tuân theo quy định tại Thông tư 56/2014/TT-BCT.
Do vậy, các nội dung được chủ đầu tư đề cập là “các tiêu chuẩn cơ bản để đáp ứng nhu cầu thu xếp vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập” nêu tại Phụ lục 2 của Dự thảo Hợp đồng khung chưa được Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định, cũng như chưa có tiền lệ ở các dự án nhà máy điện độc lập thực hiện tại Việt Nam.
Các yêu cầu này bao gồm: cam kết bao tiêu tháng, cơ chế bảo đảm ngoại tệ, thanh toán chi phí công suất ngầm định, bồi thường do thay đổi luật, quyền bên cho vay, cơ chế chấm dứt và thanh toán, cơ chế đảm bảo thu xếp tài chính, áp dụng Luật Anh và giải quyết tranh chấp tại nước thứ ba.
EVN cho biết, do chủ đầu tư chưa đưa ra được yêu cầu cụ thể cho từng nội dung, đặc biệt là chưa được Bộ Công thương cùng các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hướng dẫn chấp thuận, nên EVN chưa thể ký thỏa thuận khung với chủ đầu tư.
Khi đó, EVN cũng đề nghị chủ đầu tư có các nghiên cứu cụ thể, đề xuất với Bộ Công thương các yêu cầu chi tiết với từng nội dung nêu trên để Bộ nghiên cứu, nếu cần thiết thì báo cáo các cấp có thẩm quyền và có những hướng dẫn chi tiết trước khi EVN ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với chủ đầu tư.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, cho đến ngày 4/1/2021, Bộ Công thương cũng không có hướng dẫn gì mới, ngoài chỉ đạo “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
Không có quy định khác
Theo Văn bản 91/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu ngày 26/2/2020, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu, xử lý theo pháp luật, không để xảy ra trình trạng chậm trễ trong xử lý các kiến nghị của địa phương và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu, không đưa Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước vào các cam kết, bảo lãnh quốc tế của doanh nghiệp, đồng thời không để xảy ra kiện tụng, ảnh hưởng đến uy tín và môi trường đầu tư trong nước.
Chia sẻ về khó khăn trong quá trình đàm phán giá điện hay PPA, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, các dự án LNG đều yêu cầu được bao tiêu dài hạn. Tuy nhiên, do chưa cơ quan quản lý nhà nước nào đồng ý việc này bằng văn bản chính thức, nên việc đàm phán khó có thể có kết quả, bởi các yếu tố ảnh hưởng tới tính kinh tế của Dự án không xác định được.
Khi đề xuất Dự án LNG Bạc Liêu, các nhà đầu tư đã nhắc tới việc giá bán điện chỉ khoảng 7 UScent/kWh.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực khi nhắc tới Dự án LNG Bạc Liêu trong báo cáo gửi tới Thủ tướng và Phó thủ tướng hồi tháng 6/2020 cũng nêu rõ, “đề nghị chủ đầu tư giữ cam kết giá điện của Dự án khoảng 7 UScents/kWh để tiết kiệm thời gian đàm phán PPA”.

-
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng mở ra cơ hội mới cho M&A tại Việt Nam -
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Chung tay cùng thịnh vượng -
Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù về vật liệu với 4 dự án cao tốc -
EVNNPT lập Ban chỉ đạo xây dựng Dự án đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống -
EVN sẽ giao ban công trường hằng tháng tại Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng -
Thử tải “bệ đỡ“ cho thị trường M&A -
M&A bất động sản công nghiệp: Kích hoạt nhiều thương vụ lớn
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân