
-
Đầu tư 800 tỷ đồng xây 17 km đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, Quảng Trị
-
Bàn giao Dự án cảng Vân Phong về lại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
-
Thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành Dự án Sân bay Sa Pa
-
Nhà đầu tư nội lần đầu được chọn phát triển cảng nước sâu -
Thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đề ra: Chìa khóa tăng trưởng vẫn là phân bổ nguồn lực hiệu quả -
2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị
Chiều ngày 12/11, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, UBND tỉnh vừa có cuộc làm việc với đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power (Nhật Bản) - doanh nghiệp đang có mong muốn hợp tác đầu tư dự án vào khu vực Khu kinh tế Vân Phong.
![]() |
Một góc tại Khu kinh tế Vân Phong hiện nay |
Tại cuộc gặp, doanh nghiệp đã trao đổi về việc tìm hiểu khả năng đầu tư và phát triển Dự án Nhà máy Điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Vân Phong tại Khu Công nghiệp (KCN) Ninh Thủy (phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa).
Báo cáo về tính khả thi của dự án, đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power cho biết, Dự án Nhà máy Điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Vân Phong, có công suất 3.000MW, sẽ được xây dựng tại KCN Ninh Thủy với tổng diện tích khoảng 40ha, chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, triển khai nhà máy với 2 tổ máy có tổng công suất 1.500MW, vận hành thương mại vào năm 2025;
Giai đoạn 2 có công suất 1.500MW và vận hành thương mại sau năm 2028.
Nguồn nguyên liệu chính là khí hóa lỏng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một phần nhập khẩu; lượng khí tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1). Nguyên liệu phụ của nhà máy là dầu diesel với tổng mức tiêu thụ 20.000m3/năm và được cung cấp từ các công ty lọc hóa dầu Việt Nam. Toàn bộ thiết bị đầu tư cho dự án đều là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 3,2 tỷ USD.
Theo thông tin từ Khu kinh tế Vân Phong, hiện khu đất khoảng 40ha đất mà Công ty Phát triển điện lực J-Power muốn sử dụng làm dự án điện khí là đất sạch, đã hoàn tất quá trình giải phóng mặt bằng. Hạ tầng cơ bản cũng đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, hiện nay Khánh Hòa chưa báo cáo với Bộ Công Thương về việc bổ sung một số vị trí quy hoạch cho điện khí và kho khí hóa lỏng mà UBND tỉnh đã lựa chọn trong thời gian qua.
“Nếu được Bộ Công thương đồng ý bổ sung vào quy hoạch điện VIII, UBND tỉnh sẽ báo cáo tới những đơn vị đã tìm hiểu và mong muốn đầu tư về lĩnh vực này”, Chủ tịch Khánh Hòa cho biết.
Được biết, Công ty Phát triển điện lực J-Power đã có 60 năm kinh nghiệm trong sản xuất năng lượng và là đơn vị cung cấp điện năng chính cho Nhật Bản. Hiện công ty này có 7 nhà máy điện đang hoạt động tại Nhật Bản. Tất cả các nhà máy điện hoạt động đến nay đều an toàn, không có vấn đề gì gây ảnh hưởng môi trường. Công ty cam kết sẽ đảm bảo tuyệt đối về vấn đề môi trường nếu được chấp thuận đầu tư xây dựng.

-
Nhà đầu tư nội lần đầu được chọn phát triển cảng nước sâu -
Thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đề ra: Chìa khóa tăng trưởng vẫn là phân bổ nguồn lực hiệu quả -
2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế muốn ACV sớm đầu tư "nâng đời" sân bay Phú Bài -
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 dự kiến sẽ phát điện thương mại vào cuối năm nay -
Nới dần cửa đầu tư vào hạ tầng sân bay cho tư nhân
-
Mang mùa Xuân về với người dân xứ Quảng
-
AVG hợp tác chiến lược với Smart Media, tăng tốc phát triển truyền hình trả tiền
-
Phân bón Phú Mỹ ra mắt sản phẩm mới Đạm Phú Mỹ + KeBo
-
Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Điểm sáng cho những nhà đầu tư bất động sản
-
Vinhomes vinh danh các đại lý xuất sắc nhất năm 2020
-
Đất nền tăng giá nhờ địa điểm thuận tiện, an toàn pháp lý