
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025
-
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
-
Đầu tư LDG lên kế hoạch lãi trở lại sau hai năm lỗ liên tiếp -
VICEM Bút Sơn đặt mục tiêu có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ
Cổ phiếu thuộc diện kiểm soát
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu (sau Báo cáo tài chính kiểm toán 2024) của Tổng công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO, mã chứng khoán VNE) với diện xử lý vi phạm cao nhất là kiểm soát.
![]() |
Trụ sở chính của VNECO tại TP. Đà Nẵng. |
Theo đó, chỉ trong ngày 4/4/2025, HoSE có đến 3 quyết định liên quan đến cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam liên quan đến các vi phạm.
Cụ thể, theo Quyết định số 199, ngày 4/4/2025 của Tổng giám đốc HoSE, cổ phiếu VNE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 14/4/2025.
Lý do là tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính hợp nhất năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (năm 2023 và 2024), thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.
Theo Quyết định số 195, ngày 4/4/2025, HoSE đưa cổ phiếu VNE vào diện kiểm soát kể từ ngày 14/4/2025.
Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 và 2024 của công ty là số âm, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Tại Quyết định số 196, ngày 4/4/2025, HoSE đưa cổ phiếu VNE vào diện cảnh báo kể từ ngày 14/4/2025.
Lý do là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán của Công ty là số âm, thuộc diện chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.
Ngoài ra, cổ phiếu VNE giữ nguyên diện kiểm soát theo Quyết định số 168, ngày 4/4/2024.
Nguyên nhân là cổ phiếu chưa đáp ứng quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoản niêm yết ban hành (theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV, ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao địch Chứng khoản Việt Nam).
Đồng thời, cổ phiếu VNE đồng thời được theo dõi ở diện cảnh báo do tổ chức niêm yết chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (theo quyết định số 354, ngày 3/7/2024 của HoSE).
Chưa chốt thời gian
Ngày 3/4/2025, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam ký văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE để giải trình, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát và cảnh báo.
Văn bản này được thực hiện theo các quyết định do HoSE ban hành trong năm 2024 gồm quyết định số 168 và 354 (đề cập ở trên), quyết định số 222, ngày 17/4/2024 (đưa cổ phiếu VNE vào diện cảnh báo do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán trong năm 2023).
Theo đó, đối với lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát, VNECO thông tin “tích cực phối hợp với đơn vị kiểm soát để có thể sớm hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán đảm bảo công bố thông tin kịp thời và đúng thời gian quy định”.
Khắc phục theo quyết định số 222, VNECO thông tin đã chủ động liên hệ, đôn đốc các khách hàng thông qua kênh truyền thống bằng cách gửi thư xác nhận công nợ bản giấy qua đường bưu điện, thư điện tử (email), qua các kênh khác (zalo, viber, điện thoại) nhằm xác nhận tính hiện hữu các khoản nợ phải thu và phải trả này.
“Khi đã liên lạc được với khách hàng, VNECO sẽ thực hiện việc đổi chiều, xác nhận công nợ như thông lệ. Đối với trường hợp không liên lạc được với khách hàng, VNECO vẫn sẽ thực hiện theo dõi số liệu phải thu, phải trả trên sổ sách kế toán theo quy định”, VNECO nêu giải pháp.
Về khắc phục theo quyết định số 354, VNECO cho hay, theo Nghị quyết số 23, ngày 10/12/2024, HĐQT thống nhất ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 là ngày 6/1/2025.
Tuy nhiên, VNECO cho rằng, sau khi nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 do yêu cầu cấp bách trên một số công trình trọng điểm cho nên người lao động gần như không có thời gian để nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Đồng thời từ quý IV/2024 đến quý I/2025, HĐQT, Ban điều hành tập trung cao để giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh phải xử lý kịp thời nhằm chuẩn bị các hồ sơ thu tục để đưa vào vận hành 3 trụ còn lại của Nhà máy Điện gió Thuận Nhiên Phong (tỉnh Bình Thuận).
Biểu đồ giá chứng khoán của VNECO trong các tháng gần đây. Nguồn: Vietstock. |
Mặt khác cho đến nay, VNECO vẫn chưa giải quyết xong các tồn tại (khối lượng thi công, giữ thực hiện, hồ sơ, chứng từ...) trên một số công trình, dự án trọng điểm.
Dẫn chứng được VNECO đưa ra là công trình đường dây 220kV và trạm biến áp 220kV của Dự án thuộc Cụm nhà máy điện gió Cà Mau 1 đã thi công từ năm 2021-2023 đang tồn tại khối lượng lớn (thi công móng, dựng cột thép) nhưng chủ đầu tư chưa ban hành hồ sơ nghiệm thu, chưa thanh toán cho VNECO tiềm ẩn nguy cơ có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và cổ đông và một số lý do khác nên VNECO chưa thể tổ chức họp đại hội đồng cổ đông năm 2024.
“Sau khi VNECO giải quyết cơ bản các tồn tại nêu trên, nhằm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu trình ĐHĐCĐ và căn cứ Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ, HĐQT sẽ quyết định tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 và ĐHĐCĐ năm 2025 vào thời gian phù hợp”, VNECO nêu.
Theo báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm toán, tính đến ngày 31/12/2024, VNECO có tổng nguồn vốn là hơn 2.260 tỷ đồng; tuy nhiên trong đó nợ phải trả là hơn 1.479 tỷ đồng (nợ ngắn hạn là hơn 1.382 tỷ đồng).
Năm 2024, VNECO ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là hơn 426 tỷ đồng, song giá vốn hàng bán là hơn 490 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp âm hơn 63 tỷ đồng.
Đồng thời, chi phí tài chính hơn 130 tỷ đồng (lãi vay hơn 104 tỷ đồng,) chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 71 tỷ đồng, trong khi doanh thu hoạt động tài chính chỉ hơn 22 tỷ đồng. Do vậy, VNECO có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2024 là âm 242 tỷ đồng.
Các khoản lợi nhuận khác không đáng kể, chỉ hơn 1,8 tỷ đồng. Điều này dẫn đến, kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12/2024, VNECO có lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp âm hơn 241 tỷ đồng.
Trước đó năm 2023, VNECO đã ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 18 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 28,5 tỷ đồng.

-
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025
-
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025 -
Dấu hỏi dòng tiền xoay vòng, VISC muốn bơm thêm tiền cho tự doanh và ký quỹ -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc -
Đầu tư LDG lên kế hoạch lãi trở lại sau hai năm lỗ liên tiếp -
VICEM Bút Sơn đặt mục tiêu có lãi trở lại sau 2 năm thua lỗ -
Hoàng Anh Gia Lai: Lợi nhuận sau thuế tăng 60% nhờ kinh doanh chuối -
Hoá chất Cơ bản miền Nam lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép