Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 18 tháng 08 năm 2024,
Lộ diện các địa phương xuất khẩu dẫn đầu
Thế Hoàng - 17/08/2024 17:07
 
TP.HCM tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu với tổng kim ngạch xấp xỉ 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ USD, Bắc Giang 16 tỷ USD...
8 địa phương xuất khẩu lớn nhất đã đóng góp cho xuất khẩu 142,28 tỷ USD.
8 địa phương xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2024 đã đóng góp cho xuất khẩu 142,28 tỷ USD.

Danh sách các địa phương có đóng góp lớn cho xuất khẩu 7 tháng năm 2024 vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Theo đó, các địa phương xuất khẩu lớn 7 tháng qua, dẫn đầu vẫn là TP.HCM với kim ngạch gần 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ USD, Bắc Giang 16 tỷ USD, Đồng Nai 13,4 tỷ USD, Hà Nội 10,6 tỷ USD.

8 địa phương có quy mô xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 7 tháng qua đã đóng góp kim ngạch 142,28 tỷ USD.

Các địa phương xuất khẩu lớn top 2, gồm: Phú Thọ gần 8,1 tỷ USD, Vĩnh Phúc 7,45 tỷ USD, Hải Dương 5,77 tỷ USD, Hà Nam 5,42 tỷ USD, Hưng Yên 5,1 tỷ USD, Tây Ninh 4,7 tỷ USD, Long An 4,35 tỷ USD, Bà Rịa-Vũng Tàu 4,1 tỷ USD, Bình Phước 3 tỷ USD...

Top các địa phương xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Đà Nẵng 1,1 tỷ USD, Đồng Tháp 1,42 tỷ USD, Hà Tĩnh 1,3 tỷ USD, Đắc Lắc 1,14 tỷ USD, Khánh Hoà 1,32 tỷ USD, Quảng Nam 1,14 tỷ USD, Ninh Bình 1,65 tỷ USD, Quảng Ngãi 1,8 tỷ USD, Nam Định 1,57 tỷ USD...

Ở chiều ngược lại, các địa phương đứng cuối về xuất khẩu vẫn là những “gương mặt” cũ, như  Lai Châu 6,1 triệu USD, Sơn La 19 triệu USD, Bắc Cạn 21,3 triệu USD, Bạc Liêu 54 triệu USD, Bình Thuận 66 triệu USD, Ninh Thuận 59 triệu USD, Quảng Bình 112,6 triệu USD, Tuyên Quang 145 triệu USD, Yên Bái 164 triệu USD...

7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 64,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 31,34 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 212,96 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 33,32 tỷ USD).

Cán cân thương mại trong tháng 7 xuất siêu 2,35 tỷ USD, lũy kế 7 tháng xuất siêu 14,53 tỷ USD.

Theo chu kỳ, nhu cầu tăng ở cả trong nước và thị trường thế giới trong những tháng cuối năm, tạo cơ hội cho các ngành xuất khẩu lớn đón thêm nhiều đơn đặt hàng mới, cộng với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết cũng sẽ mang lại những kết quả tích cực.

Tại Báo cáo số 5795/BCT-KHTC gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2024, dự kiến kế hoạch 2025, Bộ Công thương cho biết, dù kinh tế toàn cầu vẫn đối diện rủi ro khó đoán định, lạm phát vẫn là vấn đề của nhiều quốc gia, dư thừa công suất tại Trung Quốc đang gia tăng áp lực cạnh tranh với các nhà cung ứng Việt Nam, nhưng căn cứ vào kết quả thực hiện nửa đầu năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2024 đạt 6% là hoàn toàn có thể.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư