Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Lo điện cho mùa khô năm 2024, EVN xây dựng kế hoạch ứng phó
Thanh Hương - 03/01/2024 15:03
 
Bộ Công thương có Quyết định 3376/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024 theo đề nghị của EVN, đồng thời yêu cầu EVN công bố kế hoạch này cho các đơn vị liên quan.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có công văn số 7726/EVN-KH+KTSX ngày 22/12/2023 để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia với tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 là 109,183 tỷ kWh.

Bộ Công thương cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức, cá nhân có liên quan quán triệt thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3110/QĐ-BCT ngày 30/11/2023 về phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.

Cụ thể, EVN có trách nhiệm công bố Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện từng tháng theo Phương án 2 tại Công văn số 7726/EVN-KH+KTSX cho Chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.

Dự phòng nguồn điện khu vực miền Bắc rất thấp; ảnh hưởng El Nino dẫn đến hạn hán kéo dài, lưu lượng nước về giảm thấp đột ngột; nhu cầu phụ tải tăng cao; nhiều nhà máy nhiệt điện than bị sự cố hoặc suy giảm công suất do nhiệt độ nước làm mát tăng cao; công tác sửa chữa, khắc phục sự cố một số nhà máy nhiệt điện than ngoài EVN bị kéo dài khiến cho việc cấp điện ở miền Bắc cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2023 gặp những khó khăn và phải thực hiện cắt điện luân phiên.

Trước ngày 15/3/2024, rà soát, cập nhật, báo cáo Bộ Công thương về Kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia (bao gồm cả kế hoạch chuẩn bị nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện), đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 với các kịch bản nhằm kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng;

Tăng cường công tác phối hợp, cung cấp thông tin liên tục cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc về cập nhật nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất điện của toàn hệ thống;

Chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp chặt chẽ với các Đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả, tuân thủ quy định và các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ, đảm bảo an ninh, an toàn cung cấp điện;

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị phát điện thuộc phạm vi quản lý về công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện quốc gia; theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy.

Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các Tổng công ty Điện lực phối hợp rà soát phương án vận hành lưới điện 500-220-110 kV; kiểm tra, rà soát lại chỉnh định sa thải tổ máy phát điện, các hệ thống sa thải đặc biệt trên toàn hệ thống điện, hệ thống rơ le sa thải phụ tải theo tần số thấp (F81) nhằm ứng phó với những sự cố nghiêm trọng trên lưới điện truyền tải 500 kV Bắc - Nam khi đang truyền tải cao;

EVN cũng được giao nhiệm vụ chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đảm bảo vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện 500 kV Bắc - Trung - Nam; tập trung mọi nguồn lực, xây dựng kế hoạch chi tiết và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền để đảm bảo tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối; tăng cường công tác ứng trực, kiểm tra, rà soát lưới điện truyền tải nhằm kịp thời phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các bất thường thiết bị, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố hoặc phải tách thiết bị ra khỏi vận hành; rà soát đảm bảo sự làm việc bình thường của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động của lưới điện truyền tải;  

Đồng thời triển khai tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao nhiệm vụ chỉ đạo Tổng công ty Khí Việt Nam phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện khí đảm bảo ưu tiên cung cấp khí cho sản xuất điện; khẩn trương hoàn thiện công tác nghiệm thu theo quy định hiện hành để đưa vào vận hành thương mại của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đảm bảo độ sẵn sàng, vận hành tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô và cả năm 2024.

Đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý việc bảo dưỡng các tổ máy phát điện, khắc phục kịp thời sự cố tổ máy phát điện, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục; có chiến lược chào giá phù hợp với quy định, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các cam kết tiêu thụ nhiên liệu và thu hồi đủ quyền của Việt Nam trong các cam kết nhiên liệu.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các đơn vị cung cấp than khác có trách nhiệm chủ động phối hợp với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than xây dựng kế hoạch cung cấp than chi tiết cho các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Trên cơ sở các điều khoản hợp đồng mua bán than đã ký, chủ động lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo ưu tiên cung cấp than đầy đủ, liên tục, có dự phòng phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện than theo để đảm bảo sẵn sàng phát điện trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024;

Chỉ đạo Tổng công ty Điện lực - TKV tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý việc bảo dưỡng các tổ máy phát điện, khắc phục kịp thời sự cố tổ máy phát điện (nếu có), đảm bảo vận hành an toàn, liên tục.

Với các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện bên ngoài, Bộ Công thương cũng yêu cầu chuẩn bị đầy đủ nguồn than và cơ sở hạ tầng tiếp nhận than (cầu cảng, nạo vét luồng, thiết bị bốc dỡ, kho bãi tiếp nhận,...) đáp ứng yêu cầu theo quy định, đảm bảo khối lượng nhiên liệu đủ theo định mức và theo nhu cầu huy động của hệ thống điện.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, củng cố các thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết, đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, tuyệt đối không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 và khẩn trương xây dựng và báo cáo về Bộ Công Thương kế hoạch cung cấp than chi tiết cho các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Các Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương để tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo; tổ chức, giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện của khách hàng sử dụng điện tại địa phương.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 2/1/2024, ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV đã cho biết, tập đoàn đang gánh nhiều nhiệm vụ cùng lúc và được giao trách nhiệm là người mua duy nhất trên thị trường điện dù hiện tập đoàn chỉ nắm gần 38% nguồn cung trên thị trường, không còn độc quyền nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước.
"Là người mua duy nhất nên khi thiếu điện phải chịu trách nhiệm và cuối cùng đây là bài học đắt giá cho EVN. Đây là nhiệm vụ rất cam go trong những năm sắp tới của chúng ta, không chỉ năm 2024, 2025 hay 2026 mà cho đến khi an ninh năng lượng trên toàn quốc được đảm bảo”, ông An nói.
Theo Chủ tịch HĐTV EVN, để đảm bảo không để thiếu điện, thời gian tới, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương, UBND các địa phương… rất quan trọng. Cùng đó, nếu không có vốn đầu tư của toàn xã hội vào các công trình đã quy hoạch và vạch quy hoạch, an ninh năng lượng sẽ bị ảnh hưởng.
Không tăng giá điện thì không giải quyết được lỗ luỹ kế
Tổng chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải và phân phối là khoảng 2.092,78 đồng/kWh, song giá bán lẻ điện bình quân đang được áp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư