-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Khảo sát 1609 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam của Dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy, Việt Nam đang có thêm đối thủ cạnh tranh đáng gờm.
Thông tin tại buổi công bố chỉ số năng lực cạnh tranh PCI diễn ra sáng 20/3, Lào, Philippines và Myanmar đang ngày càng giành được sự quan tâm của các DN FDI (Ảnh: Hồ Huệ) |
Những đối thủ vẫn được các doanh nghiệp FDI nhắc đến là Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia.
Tuy nhiên, trong năm nay, lần đầu tiên các nền kinh tế mới nổi hàng xóm đã có mặt trong danh mục địa điểm kinh doanh quan tâm của các doanh nghiệp này.
Cũng trong khảo sát PCI – FDI năm nay, sự lấn cấn trước khi chính thức chọn Việt Nam để đầu tư đã tăng lên đáng kể với tỷ lệ 54% doanh nghiệp FDI, trước khi lựa chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào nước khác.
Trong đó, địa điểm chủ yếu được nhắc tới là Trung Quốc (11,1%), Thái Lan (10,6%) và Campuchia (7,7%)).
Năm 2011 và 2012, tỷ lệ này chỉ khoảng 32%, con số này tự thân nó là một chỉ báo quan trọng về thứ hạng của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Việt Nam không còn là điểm đến đầu tư được ưu ái nhất như giai đoạn 2007-2010, mà hiện giờ đang phải cạnh tranh với cả các đối thủ truyền thống trong khu vực và một số nước mới nổi.
Các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ chung cảm nhận là môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn nhiều về chi phí không chính thức, gánh nặng thủ tục hành chính, quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ hành chính công (giáo dục, y tế) và chất lượng của cơ sở hạ tầng.
Nhà đầu tư xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với các nước láng giềng Campuchia và Lào. Song ngạc nhiên hơn cả, đối với lĩnh vực tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam còn bị đánh giá thấp hơn nhiều so với hai nước này.
Tuy nhiên, lý do các doanh nghiệp chọn Việt Nam vẫn rất tích cực, đó là Việt Nam được đánh giá khá tốt về rủi ro bị thu hồi tài sản (64% đánh giá Việt Nam tốt hơn); về độ ổn định chính sách (60%); vai trò của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định các chính sách có ảnh hưởng đến chính họ (59%); và được đánh giá khá tốt về mức thuế so với các đối thủ cạnh tranh (52%).
Khánh An
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi