-
Vàng nhẫn neo cao kỷ lục, có nơi thu mua vượt giá vàng miếng -
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn
Rầm rộ đổ vốn vào năng lượng tái tạo: Ngân hàng, nhà đầu tư liệu có vướng vào vết xe đổ?
Các dự án năng lượng tái tạo rầm rộ hút vốn tín dụng trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, do cơ chế giá chưa rõ ràng, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo tín dụng, trái phiếu năng lượng rơi vào vết xe đổ như tín dụng giao thông.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp năng lượng tái tạo đã phát hành hàng chục ngàn tỷ đồng huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam và một số công ty chứng khoán, 9 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp năng lượng đã huy động gần 22.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Làn sóng phát hành trái phiếu doanh nghiệp năng lượng được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ thời gian tới, khi làn sóng lập dự án năng lượng tái tạo vẫn chưa dừng lại, bất chấp sự thiếu rõ ràng của chính sách.
Theo ước tính của ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup, nhu cầu vốn để thực hiện dự án năng lượng tái tạo trong vòng 3-5 năm tới là 50-70 tỷ USD. Với quy mô khổng lồ này, hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng và chủ đầu tư phải gọi vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là đương nhiên.
Trên thực tế, trái phiếu năng lượng đang có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ chủ trương thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của các dự án năng lượng tái tạo trong khi chính sách giá chưa rõ ràng đang ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của chủ đầu tư, từ đó gây rủi ro đến dòng vốn tài trợ của ngân hàng và các nhà đầu tư.
Các ngân hàng thời gian qua cũng tích cực cho vay lĩnh vực này và cũng đang lo lắng vì chính sách giá điện chưa rõ ràng. Ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban Điều hành Ngân hàng MB cho hay, ngân hàng đang không biết nên gia hạn hay đàm phán ra sao với các Dự án điện gió bị ảnh hưởng khách quan bởi Covid-19, chưa có COD.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Như Ánh, thành viên Ban Điều hành Ngân hàng MB, dù tín dụng xanh, năng lượng xanh đang được khuyến khích, song chính sách ưu đãi khi ngân hàng tham gia cho vay vẫn chưa có.
Đặc biệt, các ngân hàng và doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn, Bộ Công thương sớm đưa ra cơ chế rõ ràng về cơ chế giá điện, giảm rủi ro cho ngân hàng, nhà đầu tư và chủ đầu tư các dự án. Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ chế giá điện chưa rõ ràng là rủi ro lớn nhất với các nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp năng lượng, cũng như với ngân hàng và chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo.
Chính sách giá điện chưa rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo nản lòng. Ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hạ tầng Gelex cảnh báo, hướng tiếp theo của thị trường năng lượng đang có sự tương đồng như giao thông: hậu chạy đua là đến giai đoạn trầm lắng, khi doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt quy định khắt khe, biên lợi nhuận giảm và có thể có nhà đầu tư bỏ cuộc.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng: Nơi kẹt room, nơi ế khách
Hiện nay, trong số 31 ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chỉ có 16 ngân hàng có cổ đông chiến lược. Ngay cả số ngân hàng có đối tác chiến lược, thì room vốn ngoại 30% vẫn chưa kín hết, tính cả các nhà đầu tư tài chính.
Khảo sát của Báo Đầu tư cho thấy, tại thời điểm ngày 17/12, trong số 27 ngân hàng niêm yết trên sàn, thì chỉ có 15 ngân hàng có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 15%. Trong đó, một số ngân hàng đã kín hoặc gần kín tỷ lệ sở hữu vốn ngoại, như ACB, ABBank, VietinBank, Eximbank, MB, MSB, OCB, Techcombank, TPBank, Vietcombank.
Theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài với ngân hàng nội hiện nay là 30%. Do tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã khá lớn, trong khi phải thúc đẩy tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã phải phải khóa "room" ngoại để "giữ chỗ" chuẩn bị bán vốn cho đối tác.
Ngoài các ngân hàng đã gần kín room vốn ngoại, trên thị trường vẫn còn rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất thấp, thậm chí vẫn còn nguyên 100% room ngoại chưa sử dụng đến, như SeABank, Bac A Bank, VietCapital Bank, KienLongBank, PG Bank, VietABank, VietBank…
Một số ngân hàng dù còn nguyên room vốn ngoại vẫn đăng ký khóa bớt room để tạo không gian tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, vì lo sợ nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lấp đầy room.
Dù đã kín room hay vẫn còn trống room, điểm chung của các ngân hàng này đều mong được nới room vốn ngoại hơn nữa, nhằm dễ bề xoay xở phương án tăng vốn bằng cách chào bán cho cổ đông nước ngoài.
Nới room ngoại ngày càng là nhu cầu bức thiết của các ngân hàng trong nước. Thời gian qua, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp nhiều ngân hàng tăng vốn thuận lợi. Tuy nhiên, dư địa này đã dần thu hẹp khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu “ngán” cổ tức.
Trong khi đó, áp lực tăng vốn của các ngân hàng vẫn rất lớn khi cơ quan quản lý ngày càng tăng sức ép áp dụng chuẩn Basel II, tiến tới là Basel III. Do đó, nới room để gọi vốn ngoại là giải pháp được nhiều ngân hàng mong đợi.
Nhu cầu xuất phát không chỉ từ các ngân hàng trong nước, mà cả từ nhà đầu tư ngoại. Thời gian qua, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc… đã bày tỏ mong muốn Việt Nam nới room ngoại trong lĩnh vực ngân hàng. Gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong chuyến thăm Hàn Quốc giữa tháng 12/2021, hàng loạt ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn của Hàn Quốc, như Shinhan Bank, Keb Hana, Woori… đều bày tỏ mong muốn được nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù làn sóng tăng vốn ngân hàng diễn ra rầm rộ thời gian qua, song theo chuyên gia này, áp lực tăng vốn vẫn rất lớn. Trong bối cảnh thị trường thuận lợi, mức độ quan tâm của nhà đầu tư ngoại vẫn rất lớn, Chính phủ nên cân nhắc nới room ngoại để các ngân hàng có thể gọi vốn từ nhà đầu tư ngoại, tăng tiềm lực tài chính, tăng quy mô, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, nếu Chính phủ đồng ý nới room, được lợi nhất là các ngân hàng TMCP quốc doanh, bởi dư địa tăng vốn của các ngân hàng này hạn hẹp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân. Đơn cử, Vietcombank 10 năm mới được các cơ quan nhà nước gật đầu chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, hoặc Agribank chật vật tăng vốn vì hoàn toàn phụ thuộc vào tiền ngân sách. Vì vậy, nếu nới room, các ngân hàng này sẽ có cơ hội bứt phá, tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu, nếu không sẽ ngày càng bị khối ngân hàng TMCP tư nhân vượt mặt.
Tuy vậy, xung quanh chuyện nới room cho vốn ngoại, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, nên tiến hành thận trọng, mở từng bước một với một số nhóm ngân hàng nhất định. Việc nới room ngoại quá lớn trên phạm vi rộng có thể gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng chạy đua thanh khoản cuối năm
Để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, các nhà băng đua khuyến mãi và tăng lãi suất tiết kiệm, nhằm huy động tiền nhàn rỗi trong dân.
Lãi suất huy động tiền đồng của nhiều ngân hàng tăng 0,1 - 0,5%/năm gần đây. Lãi suất tiền gửi đang tăng dần về cuối năm và theo nhận định của giới phân tích, điều này hoàn toàn phù hợp, bởi nếu xét về yếu tố mùa vụ, cuối năm là dịp các ngân hàng tăng hút vốn để phục vụ nhu cầu tăng cao của nền kinh tế.
Theo chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, nếu so với lạm phát năm 2021 được kiểm soát ở mức 3- 4%, thì với mặt bằng lãi suất trên, người gửi tiền vẫn có thể được được hưởng lãi suất thực dương. Nhưng áp lực lạm phát năm tới đang gia tăng, thêm vào đó thị trường cổ phiếu, bất động sản vẫn hấp dẫn hút tiền nhàn rỗi…, nên mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ nhích tăng trong thời gian tới.
Các nhà băng chạy đua thanh khoản cuối năm, nhằm đáp ứng cầu tín dụng tăng cao trong mùa kinh doanh cao điểm, nhất là trước dịp Tết. Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, tháng 11/2021, tín dụng trên địa bàn Thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn so với tháng trước, tăng trên 2% so với tháng 10/2021. Như vậy, tín dụng của các ngân hàng tại TP.HCM tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp (sau khi giảm 0,67% trong tháng 9/2021).
Theo bà Bùi Thuý Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), từ đầu năm đến cuối tháng 11/2021, tăng trưởng dư nợ toàn nền kinh tế đạt 10,1% so với cuối năm ngoái (cùng kỳ năm trước tăng 8,4%). Như vậy, chỉ trong tháng 11, các ngân hàng đã cung cấp khoảng 126.600 tỷ đồng tín dụng ra thị trường, gần gấp đôi so với tháng 10 và gấp 3 lần so với thời điểm giữa năm (tháng 8 và 9).
Để có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay, mở rộng hoạt động cho vay cuối nămNHNN đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong quý IV/2021, với mức tăng 1-6% tùy từng nhà băng.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 12 giảm tốc
Số liệu của FiinPro cho thấy nửa đầu tháng 12/2021 đã có 5.218 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành ở thị trường trong nước, giảm mạnh so với tháng 11/2021.
Phát hành TPDN hạ nhiệt |
Ngân hàng chiếm tới hơn 83% lượng TPDN phát hành nửa đầu tháng 12/2021. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 1.500 tỷ đồng, tiếp theo là ABBank với 1.000 tỷ đồng và Vietcombank 950 tỷ đồng, VIB và HDBank lần lượt phát hành 500 và 400 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu của ngân hàng chỉ dao động từ 2,8-3,2%/năm tùy từng kỳ hạn.
Phát hành TPDN bất động sản có dấu hiệu chậm lại sau các động thái thanh kiểm tra mạnh của cơ quan quản lý. Trong nửa đầu tháng 12/2021, TPDN bất động sản phát hành chỉ đạt gần 870 tỷ đồng, thuộc về các đợt phát hành của Công ty cổ phần Bất động sản Phát Đạt, Tập đoàn Cienco4, Công ty cổ phần KCN Thành Thành công và Tập đoàn Apec Group.
Lãi suất phát hành của doanh nghiệp bất động sản dao động từ 9,5-13%/năm. Trong đó, lãi suất TPDN của Bất động sản Phát Đạt là 12%/năm, Apec Group đứng đầu về lãi suất huy động TPDN với mức trả lãi 13%/năm.
USD tăng giá, lãi suất sẽ ổn định ở mức thấp
Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ của Công ty chứng khoán MBS cho biết, giá USD trong nước đang tăng mạnh trở lại. Một trong những yếu tố kích thích đà tăng tỷ giá những phiên gần đây là do cầu mua ngoại tệ của các ngân hàng đang tăng mạnh. Kho bạc Nhà nước vừa thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại trong đợt chào 09/ĐTNT-2021, khối lượng dự kiến lên tới 350 triệu USD.
Trong khi USD có dấu hiệu tăng thì lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục ổn định. Các chuyên gia MBS cho rằng, dù tăng trưởng tín dụng cải thiện do nhu cầu cuối năm, NHNN không thực hiện giao dịch nào mới trên thị trường mở trong nửa đầu tháng 12 cho thấy thanh khoản tiếp tục ở trong trạng thái dồi dào.
Tăng trưởng tín dụng trong quý 4 khá ấn tượng. Khi cuối tháng 9 mức tăng trưởng chỉ đạt 7,17% thì tính đến cuối tháng 11, tín dụng toàn bộ nền kinh tế đã tăng 10,7% so với cuối năm 2019. Tuy hoạt động tín dụng được cải thiện, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn còn rất dồi dào nhờ hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN. MBS dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm nay sẽ đạt 12-13%.
Tuần qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Với NHNN, Thủ tướng Chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường…
Sẽ xây dựng Luật thanh toán, nghiên cứu cơ chế về tiền kỹ thuật số quốc gia
NHNN vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 nhằm thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên được NHNN đặt ra là hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách.
Cụ thể, NHNN sẽ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các TCTD, Luật phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.
NHNN cũng lên kế hoạch oàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN cũng cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Mỹ đẩy nhanh “khóa van”, Anh tăng lãi suất: Khi ngân hàng trung ương chạy theo sau lạm phát
Trong những buổi họp chính sách cuối năm, ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế phát triển đang phát đi những tín hiệu phản ứng lại với lạm phát của mình, dù có thể là hơi chậm.
Đầu tiên là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi thông điệp cần phải “tăng gấp đôi” tốc độ giảm mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản cho vay mua nhà của mình, với mức giảm mua lên đến 30 tỷ USD/tháng. Một thông điệp khác là dự báo do các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra cũng cho thấy, đa số thành viên dự báo rằng, Fed cần tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Ở một động thái khác, Ngân hàng Trung ương Anh được cho là đã tiến hành một động thái tăng lãi suất “gây sốc” khi đã tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%, lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ 3 năm trở lại đây.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng ở những nền kinh tế như Mỹ và châu Âu tăng mạnh như lò xo bị nén chặt, sau đó bung ra khi mở cửa lại nền kinh tế. Những gói hỗ trợ kinh tế từ vài trăm đến cả ngàn tỷ USD của các nước này tung ra đã tạo ra một mức đệm an sinh xã hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra một sức mua mới. Đó là chưa kể, trong quá trình phong tỏa kinh tế, người dân không chi tiêu cho nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống ở nhà hàng, nên đã tăng tỷ lệ tiết kiệm lên 2-3 lần so với bình thường.
Thứ hai, mức độ đứt gãy dài hạn của chuỗi cung ứng làm dự báo lạm phát của các ngân hàng Trung ương, như Fed, bị sai lệch. Fed dự báo rằng, lạm phát sẽ vọt lên từ đầu năm, nhưng sau đó sẽ dịu đi sớm vì đứt gãy chuỗi cung ứng là tạm thời và sẽ nhanh chóng được hồi phục khi kinh tế mở cửa. Tuy nhiên, 9 tháng sau khi kinh tế trở lại “bình thường mới”, các chuỗi cung ứng trọng yếu của kinh tế Mỹ, từ vận tải, chip bán dẫn cho đến giày thể thao, thiết bị văn phòng vẫn đứt gãy. Các công ty từ Starbuck, Nike cho đến Apple, Tesla, Dell đều ít nhiều bị ảnh hưởng.
Việc ngân hàng trung ương của Anh hay Mỹ phải chạy theo sau lạm phát là điều chưa từng thấy trong gần 2 thập kỷ theo dõi thị trường tài chính. Bên cạnh đó, xu thế bỏ việc tại Mỹ và một số nước châu Âu ngày càng trầm trọng. Đó là những thứ mà các ngân hàng Trung ương không thể tiên đoán được.
Một tiến trình “bình thường hóa” chính sách tiền tệ đang diễn ra.Theo đó, các ngân hàng Trung ương đang không thể bơm tiền ra mạnh mẽ nữa. Nhưng tiến trình giảm dần mức độ bơm tiền được lên kế hoạch rất thận trọng và vẫn sẽ có các nền kinh tế chủ chốt hoạt động trong môi trường lãi suất thấp kỷ lục trong 1-2 năm nữa.
Tóm lại, tiền sẽ không còn quá rẻ, cũng không thể rẻ hơn nữa, nhưng vẫn rẻ. Điều này là hợp lý vì các NHTW vẫn lo ngại những diễn biến bất định của Covid-19 và nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giai đoạn “bình thường hóa chính sách tiền tệ” này đang đi song song với tiến trình bình thường hóa nền kinh tế hậu Covid-19. Lạm phát cao kỷ lục trong năm 2021 có thể là bất thường, nhưng cũng có thể đã là đỉnh của giai đoạn này. Lạm phát năm 2022 có thể vẫn cao đáng kể so với mục tiêu lạm phát dài hạn của các nước phát triển (được đặt ở mức 2-2,5%), nhưng sẽ thấp hơn 2021. Mức lạm phát 6-7% có lẽ sẽ không lặp lại ở những nền kinh tế này, do đó, áp lực thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng Trung ương cũng sẽ ít hơn.
Nhịp sống của các ngân hàng thương mại
* Chưa đến Tết Dương lịch, MSB đã phóng tay chia thưởng cho nhân viên
MSB là ngân hàng đầu tiên thông báo chi thưởng nhân dịp cuối năm cho cán bộ nhân viên. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, các cán bộ, nhân viên MSB mới đây vừa nhận được thông báo chi thưởng tháng lương thứ 13, được gọi là chi thưởng bổ sung. Chưa rõ đây có phải là khoản thưởng Tết Dương lịch của ngân hàng hay không.
*DongA Bank thu hồi được khoản nợ hơn 132 tỷ đồng từ TTF
Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) thông báo đã thanh toán xong nợ với Ngân hàngTMCP Đông Á (DongA Bank). Đây là khoản nợ cuối cùng của danh nghiệp với ngân hàng. Nhưng trong đó, khoản vay Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) gần 123,3 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán khi kỳ hạn trả gốc và lãi từ năm 2016. Lãi suất khoản vay này là 8,5%/năm và được đảm bảo bằng 12.859 m3 gỗ nguyên liệu các loại thành phẩm của nhóm công ty.
* ABBank phát hành hơn 114 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Ngân hàng An Bình - ABBank (mã chứng khoán: ABB) đã thực hiện thành công việc phát hành hơn 114 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, 114,26 triệu cổ phiếu ABB đã được ABBank chào bán hết với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông, nhà đầu tư (tương đương tỷ lệ tăng thêm 20% vốn điều lệ). Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ mới của ABBank tăng lên 6.856 tỷ đồng.
*Ngân hàng Bản Việt phát hành 25 triệu trái phiếu ra công chúng
Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, Ngân hàng Bản Việt chính thức phát hành 25 triệu trái phiếu ra công chúng. Thời gian đăng ký mua trái phiếu phát hành đợt 1 của Ngân hàng Bản Việt từ ngày 10/12/2021 đến ngày 30/12/2021. Theo đó, lãi suất trái phiếu công chúng tại đợt 1 này cố định ở mức 8.5%/năm. Đây có thể nói là một kênh đầu tư hấp dẫn với khách hàng trong thời điểm này.
-
Ngân hàng mở nở rộ, liệu "trộm" dễ viếng thăm tài khoản người dùng? -
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Tỷ giá tăng nhiệt khi USD leo cao nhất 6 tuần -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/10 -
2 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
3 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
4 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
5 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong