-
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 3/11: Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ -
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đồng hành cùng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Nhiễm trùng sau nhiều lần thay khớp háng -
Áp lực bệnh lao trên toàn thế giới -
Bộ Y tế cảnh báo viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm
Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đứng dậy đi lại, chạy ra ngoài khi đang ngồi học ở lớp. Em còn nhổ thức ăn, nói những lời không phù hợp, không thực tế.
Loạn thần cấp là một tình trạng bệnh lý khởi phát nhanh chóng, thường diễn ra trong vòng hai tuần, dẫn đến sự biến đổi rõ rệt từ trạng thái tâm lý bình thường sang trạng thái loạn thần. Ảnh minh hoạ |
Khi vào viện, người bệnh tỉnh táo, nhận thức được gia đình và mọi người xung quanh song có xu hướng dễ kích động, vùng chạy hoặc đập đồ đạc. Các bác sỹ dùng liệu pháp tâm lý, trò chuyện thời gian dài, sau đó bệnh nhân mới chia sẻ rằng em sợ hãi, nhìn thấy có người theo dõi, muốn hại mình nên không dám ăn, ngủ.
Kết quả xét nghiệm não, chụp CT, test chất (kiểm tra xem người bệnh có dấu hiệu sử dụng chất hay không) bình thường. Khai thác tiền sử cũng cho thấy bé gái không gặp các biến cố, căng thẳng.
Sau khi loại trừ các nguyên nhân, bác sỹ Nguyễn Hoàng Yến, Phó trưởng Phòng điều trị tâm thần nhi và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán bệnh nhân bị loạn thần cấp, chưa rõ lý do. Tuy nhiên, nghi ngờ cơn loạn thần cấp có thể xuất phát từ yếu tố gene di truyền.
Người bệnh được điều trị bằng thuốc, sau khi ổn định sẽ theo dõi ở nhà, tránh những căng thẳng quá mạnh. Nếu tiếp tục có hoang tưởng sẽ phối hợp thêm các liệu pháp tâm lý phù hợp.
Loạn thần cấp là một tình trạng bệnh lý khởi phát nhanh chóng, thường diễn ra trong vòng hai tuần, dẫn đến sự biến đổi rõ rệt từ trạng thái tâm lý bình thường sang trạng thái loạn thần.
Nguyên nhân có thể bao gồm độc tính của các chất, các bệnh lý khác hoặc các rối loạn tâm thần. Bệnh khỏi hoàn toàn trong vòng vài tuần, song cũng có thể kéo dài dai dẳng ở một số người bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 20-30% người mắc có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần. Những tổn thương não, viêm não, sử dụng các chất kích thích, hoặc gặp sang chấn tâm lý như người thân qua đời, mất mát tài sản, đổ vỡ hôn nhân, tình yêu... cũng là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nhân cách như nhạy cảm, dễ bị tổn thương hoặc sống khép kín, không cởi mở, ít quan hệ cũng dễ tác động khiến bệnh khởi phát.
Loạn thần cấp có các triệu chứng đặc trưng như ảo giác, mê sảng, hoặc nói nhảm, rối loạn hành vi, cảm xúc, lo lắng, mất ngủ,...
Bệnh được điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng cấp tính như hoang tưởng, ảo giác và kích động. Khi giai đoạn cấp tính qua đi, bệnh nhân ổn hơn về cảm xúc hành vi, bác sỹ có thể phối hợp thêm các liệu pháp tâm lý phù hợp.
Bác sỹ Yến nhìn nhận tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên không ít. Nhiều người khi gặp phải những triệu chứng kỳ lạ thường nghĩ đến yếu tố tâm linh hoặc tìm đến các phương pháp chữa bệnh dân gian, song việc này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Bác sỹ khuyến cáo các bệnh lý về thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em, có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp, cần được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài loạn thần thì theo các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng rối loạn lo âu đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thanh, thiếu niên hiện tại.
Theo bác sỹ Nguyễn Hoàng Yến, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn lo âu ở trẻ gồm yếu tố nhận thức và học tập; các yếu tố sinh học, thần kinh; yếu tố di truyền và các yếu tố xã hội, môi trường.
Với trẻ trong thời kỳ 2-5 tuổi, nếu thường xuyên có các biểu hiện như trẻ ít thể hiện khi đối mặt với sự mới lạ; thiếu nụ cười, ít nói chuyện; ít tương tác; giao tiếp bằng mắt hạn chế; chậm thân thiện với người lạ hoặc trẻ cùng lứa tuổi; không sẵn sàng khám phá những tình huống mới,…
Có thể những trẻ này sẽ có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao gấp 2-4 lần so với những trẻ khác. Bác sỹ Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe tâm thần, Phó Trưởng Bộ môn tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, hơn 50% bệnh nhân đến khám sức khỏe tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai được kết luận bị rối loạn lo âu.
Nhiều bệnh nhân cho biết luôn căng thẳng, mệt mỏi vì mất kết nối và trẻ cảm thấy cô đơn trong gia đình. Đơn cử như việc con chưa nói, chưa trình bày thì bố mẹ đã mắng mỏ, lấn át, không nghe con nói tiếp.
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Yến cho biết về cơ bản trạng thái lo lắng là điều bình thường. Nhưng với một số trẻ, sự lo lắng kéo dài, quá mức, ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ, gây trở ngại cho học tập, gia đình và quan hệ xã hội là cần đưa trẻ đến bác sỹ để khám, đánh giá tình trạng này.
Các dấu hiệu của rối loạn lo âu thường là trẻ né tránh các hoạt động học tập và xã hội, như đến trường, tiệc tùng, cắm trại… và luôn cần sự trấn an quá mức hoặc lặp đi lặp lại khi đi ngủ, đi học hoặc nỗi sợ hãi về những điều tồi tệ xảy ra.
Trẻ sẽ học sút, vì thiếu tập trung trong lớp hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn thành các bài kiểm tra trong thời gian quy định.
Trẻ bị rối loạn lo âu có thể biểu hiện bằng các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó nuốt, cảm giác mắc nghẹn, nôn hoặc buồn nôn, đau ngực, khó thở, đau dạ dày, tê và ngứa ran ở ngón tay hoặc ngón chân do thở gấp hoặc đau kịch tính.
Đặc biệt, có sự bùng nổ và hành vi chống đối bởi một tác nhân kích thích gây lo âu. Nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ đáng kể trẻ em, những trẻ có vấn đề về cân nặng hoặc ăn uống có chọn lọc, cho biết có lo âu.
Đáng lưu ý khi nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ lo âu có thể có ý định tự sát. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở trẻ lo âu có liên quan đến sự tuyệt vọng và trầm cảm kèm theo.
Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm bệnh và biết nơi điều trị để đưa trẻ đến thăm khám, tư vấn. Ths.Lê Công Thiện cho biết, bệnh lý này nếu điều trị sớm sẽ rất hiệu quả, việc điều trị sẽ có thể dùng thuốc, tư vấn và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, trẻ đã có thể khỏi bệnh.
Để dự phòng rối loạn lo âu ở trẻ, phụ huynh nên điều chỉnh hoạt động, lối sống ở trẻ; cần tập luyện thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày; ăn uống đủ chất; ngủ đúng giờ, đủ 8-10 tiếng/ngày tùy lứa tuổi; tập yoga hoặc thư giãn tinh thần;
Giải quyết các vấn đề gây lo lắng ngay từ ban đầu; tập thở thư giãn 4 thì (hít vào 3 giây, nín thở 3 giây, thở ra 3 giây, giữ 3 giây), nâng cao các kỹ năng đối phó với căng thẳng và các kỹ năng xã hội.
Được biết, trong những năm gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em có xu hướng tăng và trẻ hóa. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là 8% - 29% đối với trẻ em và vị thành niên.
Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh thành ở nước ta (do Weiss và cộng sự báo cáo), tỷ lệ vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó được nhận hỗ trợ y tế.
Theo số liệu báo cáo của một số nghiên cứu tại Việt Nam khác, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6%, trẻ cố gắng tự tử là 5,8% (theo TS.Đỗ Minh Loan, Bệnh viện Nhi Trung ương)
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại không hề nhận ra vấn đề nghiêm trọng này và sớm phát hiện tình trạng bất thường về tâm lý của con trẻ. Từ đó, trẻ bị trầm cảm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Một số nghiên cứu khác đã cho thấy có khoảng 7% trẻ mắc hội chứng lo âu và khoảng 3% trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm trong độ tuổi từ 3 - 17 tuổi. Nguy cơ trầm cảm và lo lắng có xu hướng tăng cao hơn khi trẻ lớn hơn, trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi.
Trẻ bị trầm cảm có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, do đó, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi về cảm xúc, thể chất bình thường của trẻ. Dấu hiệu điển hình nhất của trầm cảm là cảm giác buồn bã, vô vọng, khép mình với xã hội.
-
Gặp họa vì các thói quen làm đẹp -
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 3/11: Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ -
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đồng hành cùng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Nhiễm trùng sau nhiều lần thay khớp háng -
Áp lực bệnh lao trên toàn thế giới -
Bộ Y tế cảnh báo viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon