
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
Khó chồng khó
Việc Mỹ chính thức áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam kể từ ngày 9/4 sẽ đặt các nhà sản xuất vào thế khó chồng khó bởi thuế quan đặt ra thách thức mới đối với họ, trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh được dự báo ảm đạm trong thời gian tới.
Theo đó, thuế quan sẽ sớm làm tăng chi phí của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, và nhiều trong số họ có thể chuyển những khoản phí đó sang tay người tiêu dùng dưới hình thức tăng giá bán.
![]() |
Công nhân kiểm tra chất lượng đồ thể thao tại dây chuyền sản xuất sản phẩm Nike ở TP.HCM. Ảnh tư liệu: AFP |
Việt Nam đã trở thành một điểm đến của các công ty muốn đa dạng hóa các quốc gia mà họ dựa vào để sản xuất và giảm thiểu rủi ro từ xung đột thương mại.
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ đã tăng lên 136,6 tỷ USD vào năm 2024, tăng khoảng 19% so với năm 2023.
Mặt khác, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ tăng 2,8% từ năm 2023 đến năm 2024. Thậm chí, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2024 đã giảm khoảng 18% so với năm 2022.
Thuế quan xuất hiện đúng vào lúc triển vọng kinh doanh của các nhà bán lẻ và sản xuất trở nên ảm đạm vì người tiêu dùng Mỹ đã thận trọng hơn trong chi tiêu do lạm phát dai dẳng và lo ngại về nền kinh tế. Mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ công ty nào sẽ tăng giá do thuế quan, nhưng các doanh nghiệp có thể không muốn gánh chịu chi phí cao hơn vì họ vốn đã dự báo tình hình kinh doanh sẽ ảm đạm trong những tháng tới.
Một số tên tuổi quen thuộc sẽ cảm thấy khó khăn do mức thuế quan “có đi có lại” mà Mỹ vừa tuyên bố áp dụng đối với Việt Nam. Đơn cử, "gã khổng lồ" thời trang thể thao Nike (Mỹ) sản xuất khoảng một nửa số giày dép của mình tại Trung Quốc và Việt Nam, trong đó khoảng 25% đến từ Việt Nam.
Thuế quan đặt ra thêm trở ngại đối với Nike bởi hãng này vốn đã dự báo triển vọng kinh doanh đáng thất vọng cho quý hiện tại. Họ dự báo doanh số sẽ giảm hai chữ số phần trăm trong quý này, bao gồm tác động ước tính từ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico.
Thuế quan của Tổng thống Trump có thể làm đình trệ hoặc làm chậm nỗ lực của Nike nhằm hồi sinh thương hiệu và cải thiện doanh số dưới thời CEO Elliott Hill, người bắt đầu nắm quyền vào mùa thu năm ngoái.
Cổ phiếu Nike đã giảm hơn 6% trong phiên giao dịch mở rộng vào ngày 2/4 - ngày mà Tổng thống Trump công bố áp dụng thuế quan có đi có lại đối với 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Không riêng Nike, Adidas và các công ty giày dép lớn khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào Việt Nam.
Theo dữ liệu toàn năm gần đây nhất của Hiệp hội phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA), gần 1/3 lượng giày dép nhập khẩu vào Mỹ năm 2023 đến từ Việt Nam.
Để ứng phó với thuế quan, vào tháng 11/2024, hãng thời trang Mỹ Steve Madden đã sớm thông báo tại buổi công bố lợi nhuận rằng họ sẽ cắt giảm lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tới 45% trong năm 2025. Thông báo này được đưa ra vài ngày sau chiến thắng bầu cử của Tổng thống Trump vào ngày 5/11.
Ở thời điểm đó, CEO Edward Rosenfeld cho biết một trong những quốc gia mà Steve Madden đã đẩy nhanh động thái dịch chuyển sản xuất là Việt Nam, cùng với Campuchia, Mexico và Brazil.
Tính đến tháng này, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai trong số các nhà cung cấp cho Deckers Brands, công ty mẹ của hai thương hiệu thời trang Ugg và Hoka. Công ty này có 68 đối tác chuỗi cung ứng tại Việt Nam, chỉ đứng sau 125 nhà cung cấp tại Trung Quốc. Cổ phiếu Deckers đã giảm gần 9% trong phiên giao dịch mở rộng 2/4.
Tương tự, VF Corporation, đơn vị đang nắm trong tay các thương hiệu giày dép, quần áo và phụ kiện quen thuộc như The North Face, Timberland, Vans và Jansport, cũng phụ thuộc rất nhiều vào hai thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Khoảng 38% nhà cung cấp của hãng này đến từ Trung Quốc và 17% đến từ Việt Nam, chiếm tổng cộng 55% "thị phần" nhà cung ứng.
Cổ phiếu của VF Corporation đã trượt giá hơn 8% trong phiên giao dịch mở rộng 2/4. Hãng này đã từ chối bình luận về tác động thuế quan của Tổng thống Trump, với lý do là đang trong giai đoạn im lặng trước khi công bố báo cáo triển vọng lợi nhuận sắp tới.
Theo dõi chặt tình hình, đàm phán lại với bên cung ứng
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Đồ nội thất Gia đình (HFA), vào năm 2023, 26,5% lượng đồ nội thất nhập khẩu của Mỹ đến từ Việt Nam, thấp hơn không đáng kể so với mức 29% đến từ Trung Quốc. Tính gộp lại, điều đó có nghĩa là hơn một nửa lượng đồ nội thất nhập khẩu của Mỹ đến từ Việt Nam và Trung Quốc.
Trong buổi công bố triển vọng lợi nhuận vào tháng 2 vừa qua, giám đốc điều hành công ty sản xuất đồ nội thất Wayfair, ông Niraj Shah, cho biết sự chuyển dịch sang các quốc gia bên ngoài Trung Quốc là "xu hướng ngày càng tăng" kể từ khi Tổng thống Trump ban hành thuế quan trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Đại diện Wayfair cho biết những nơi như Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam "đã phát triển thành những nơi mọi người đặt nhà máy và là nơi hàng hóa của chúng tôi đến từ đó".
Sau tin thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump, cổ phiếu Wayfair đã lao dốc khoảng 12% trong phiên giao dịch mở rộng 2/4. Trong một tuyên bố liên quan, Wayfair cho biết họ đang "theo dõi chặt chẽ tình hình thương mại", đồng thời khẳng định rằng họ "có vị thế tốt để tiếp tục cung cấp cho khách hàng sự kết hợp tốt nhất có thể về giá trị, chủng loại và trải nghiệm".
Các nhà sản xuất đồ chơi cũng đã dựa vào Việt Nam để sản xuất nhiều hàng hóa hơn phục vụ thị trường Mỹ. Hasbro, SpinMaster, Mattel và Crayola là những công ty hợp tác chặt chẽ với GFT Group, một trong những nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất Đông Nam Á.
Ngoài các cơ sở sản xuất lâu đời tại Trung Quốc, GFT Group hiện có 5 cơ sở sản xuất ở miền Bắc Việt Nam, sử dụng hơn 15.000 công nhân.
Tại một cuộc họp vào đầu tháng 3, giám đốc tài chính Yves LePendeven, cho biết Funko, nhà sản xuất đồ sưu tầm bằng nhựa Pops, đang nỗ lực kiểm soát những điều có thể xảy ra trong năm nay, cố gắng bù đắp thuế quan bằng cách "đàm phán lại chi phí nhà máy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia cung ứng khác và thực hiện điều chỉnh giá". Tuy nhiên, ông LePendeven không tiết lộ tên quốc gia mà Funko sẽ dịch chuyển sản xuất đến.
Trong khi đó, ông Curtis McGill, nhà đồng sáng lập công ty đồ chơi Hey Buddy Hey Pal, cho rằng mức thuế 46% mà Tổng thống Trump áp dụng đối với Việt Nam sẽ làm tăng giá đồ chơi ở Mỹ, nhưng các công ty có thể sẽ đàm phán với các nhà cung ứng ở Việt Nam để cố gắng giảm bớt các mức tăng giá.
"Nhiều nhà sản xuất và các công ty đồ chơi thực tế đã có những cuộc trò chuyện với các nhà máy sản xuất để hỗ trợ về một số mặt, vì các công ty đồ chơi đang chịu áp lực phải cố gắng duy trì giá ở phía này từ các nhà bán lẻ", ông McGill cho hay.
Ông Peter Baum, giám đốc tài chính và giám đốc điều hành Baum Essex (trụ sở tại New York), công ty chuyên sản xuất các sản phẩm như Nautica, Betsey Johnson và Steve Madden, cho biết trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, vào năm 2019 công ty này đã phải chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Philippines, Campuchia, Việt Nam và Ấn Độ.
Lần này, thuế quan có đi có lại của Tổng thống Trump sẽ gây thiệt hại lớn đối với Baum Essex. "Đây là cách khơi nguồn một cuộc suy thoái toàn cầu. Sau 80 năm và 5 thế hệ, ông Trump vừa khiến chúng tôi tê liệt", ông Baum cho biết.

-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn