-
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
Không có gì là khó hiểu, khi được hỏi nên chọn chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng thực hiện các thương vụ M&A hay bằng cách phát triển tự thân, các câu trả lời rất khác nhau.
“Phát triển theo hình thức organic (phát triển tự thân), doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều, từ chi phí thuê tư vấn, đào tạo đội ngũ nhân sự, tới việc xây dựng nhà máy, hệ thống phân phối”, bạn Đào Lê Tuyết nói.
Ông Trần Hữu Đoàn, Tổng giám đốc Công ty VIỆT SIN ngồi vị trí CEO |
Còn bạn Ninh Nghĩa cho rằng, nếu phát triển theo hướng organic thì cần một thời gian rất dài để đầu tư, lúc đó cơ hội thị trường có thể không còn nữa.
“M&A sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa về thời gian, kịp thời có sản phẩm bán ra thị trường”, bạn Trần Quốc Cảnh bày tỏ quan điểm.
Các ý kiến khác biệt cũng rất nhiều. “Khi M&A phải xây dựng doanh nghiệp đó lại từ đầu để có thể đồng bộ về thương hiệu, hệ thống nhân sự, quản lý và điều hành. Vậy chi phí sẽ gấp nhiều lần so với việc doanh nghiệp tự phát triển và mở rộng”, bạn Nam Phong nêu ý kiến.
Còn bạn Lê Ngọc Minh thì thẳng thắn, doanh nghiệp đã có đầu ra, việc phát triển tự thân sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực mới, từ đó sẽ xây dựng và quản trị hiệu quả hơn.
Tất cả các ý kiến này đã được các khán giả bày tỏ trên trang fanpage của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công, sau khi phần 1 của Chương trình với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Tăng trưởng organic hay M&A”, được phát sóng vào Chủ nhật vừa qua. Và cũng là những quan điểm trái chiều nhau, giống như tình hình đang diễn ra giữa CEO và các cổ đông của một doanh nghiệp gia đình chuyên sản xuất - kinh doanh thức ăn gia súc, có bề dày phát triển hơn 20 năm và đang muốn mở rộng đầu tư sản xuất - kinh doanh.
Giống nhau ở chỗ, trong khi CEO muốn thực hiện phương án M&A, mua lại một số công ty thuộc các lĩnh vực có nhu cầu mở rộng như vắc xin, thú y, hay công nghệ thực phẩm... để có thể gia tăng quy mô một cách nhanh chóng, thì các cổ đông chọn phương án ngược lại. Họ cho rằng, doanh nghiệp đã có bề dày 20 năm, am hiểu thị trường, vững vàng bộ máy, vì vậy, nên dựa vào nguồn lực sẵn có này để tiếp tục mở rộng và phát triển. Cách làm này mặc dù chậm, nhưng chắc.
Thực ra, sự khác biệt trong quan điểm này là dễ hiểu. Người muốn tiến nhanh, người muốn đi chậm mà chắc. Người muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, kẻ lại quan tâm chuyện phát triển ổn định, không bị xáo trộn bởi các yếu tố từ bên ngoài. Cũng đã có người thành công, nhưng cũng có người thất bại bởi M&A. Ngược lại, có người thành danh nhờ phát triển tự thân, song cũng có người “tự đào hố sâu” cho mình khi khăng khăng không cần “cầu viện” từ bên ngoài. Quyết định ra sao còn phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của CEO.
Nhưng khi CEO chưa đủ sức để bảo vệ quan điểm của mình trước cổ đông, hoặc thậm chí là chưa chắc chắn về lựa chọn của mình, thì bước đi khôn ngoan là tìm đến các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm. Bởi thế, ở phần hai, CEO của Chương trình, ông Trần Hữu Đoàn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm VIỆT SIN sẽ tìm đến hai vị chuyên gia tư vấn đặc biệt. Đó là ông Johnathan Ooi, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam và ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Có thêm ý kiến của các chuyên gia, không chỉ CEO của Chương trình, mà cả CEO của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam khác có thể sẽ nhìn thấy con đường đi của mình trong tương lai.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công, do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam và Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam (VEFC).
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.
-
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa -
Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững