-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 khi hoàn thành sẽ giảm áp lực giao thông trên các tuyến cửa ngõ, hướng tâm vào khu vực nội đô TP.HCM. Trong ảnh: Cầu vượt Gò Dưa Ảnh: Lê Toàn |
Tê liệt dự án vì chưa rõ nguồn thanh toán
Sự chỉ đạo sát sao mới đây của lãnh đạo Chính phủ đã mang đến những hy vọng ban đầu cho cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền địa phương và nhà đầu tư liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc về quỹ đất thanh toán Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP. Thủ Đức.
Theo nội dung Công văn số 6601/VPCP của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông - Vận tải (GTVT) và UBND TP.HCM vào giữa tuần trước, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các bộ, ngành nói trên làm rõ nhiều nội dung liên quan đến quỹ đất thanh toán cho Hợp đồng BT Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao làm rõ việc sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện Dự án BT theo quy định của pháp luật về đất đai, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Tài chính được giao làm rõ quỹ đất đã được Nhà nước hoàn thành giải phóng mặt bằng hoặc trụ sở làm việc (là tài sản công) có đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hay không.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đánh giá về việc Dự án có thuộc trường hợp được xem xét áp dụng quy định chuyển tiếp theo quy định của pháp luật hay không, và sự phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
“Các bộ được giao khẩn trương làm rõ các nội dung yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2022”, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo.
Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 có chiều dài 2,751 km, quy mô xây dựng là đường cấp 2 đô thị, khi hoàn thành sẽ từng bước thực hiện khép kín tuyến đường Vành đai 2 TP.HCM.
Trên cơ sở sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 6318/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BT. Theo đó, nhà đầu tư được lựa chọn là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư HNS Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái.
Sau khi kết thúc đàm phán, ngày 25/11/2016, UBND TP.HCM với vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng số 6827/HĐ-UBND với liên danh nhà đầu tư nói trên với giá trị dự án BT là 944,296 tỷ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.821,208 tỷ đồng (tổng vốn đầu tư Hợp đồng BT là 2.765,504 tỷ đồng).
Tuy nhiên, sau khi tính toán lại, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng giảm khoảng 410 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu, khiến tổng vốn đầu tư Hợp đồng BT chỉ còn 2.354,853 tỷ đồng.
Tại thời điểm tháng 8/2015, UBND TP.HCM chấp thuận sử dụng 4 khu đất để tiến hành đàm phán với nhà đầu tư thanh toán cho Hợp đồng BT Dự án, gồm: Khu đất số 234 - Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 (642,3 m2); khu đất số 129 - Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh (7.200 m2); khu đất số 582 - Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân (12.240,3 m2); khu đất tại số 132 - Đào Duy Từ, phường 6, quận 10 (diện tích 10.618,5 m2).
Đến ngày 3/10/2016, UBND TP.HCM chấp thuận bổ sung 2 khu đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện Dự án, gồm: khu đất số 12 - Kỳ Đồng, phường 9, quận 3 (940 m2); khu đất số 42 - Trương Định, phường 7, quận 3 (807 m2).
Từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, UBND TP.HCM đã hủy chủ trương thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư đối với khu đất số 129 - Đinh Tiên Hoàng và khu đất số 42 - Trương Định. Như vậy, đến nay, quỹ đất dự kiến thanh toán cho Hợp đồng BT chỉ còn 4 khu, gồm: khu đất tại số 234 - Lý Tự Trọng, khu đất số 582 - Kinh Dương Vương, khu đất số 132 - Đào Duy Từ và khu đất số 12 - Kỳ Đồng.
Trong Công văn số 500/UBND-DA ngày 18/2/2022 về quỹ đất thanh toán Hợp đồng BT Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định, các mặt bằng đã được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước và các khu đất đã hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019 quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng BT, việc sử dụng quỹ đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã khiến việc thanh toán cho nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, TP. Thủ Đức rơi vào thế bế tắc.
Tuân thủ hợp đồng đã ký
Do việc sử dụng quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT gặp khó khăn, nên dù được khởi công xây dựng từ năm 2017 và chiều dài chỉ khoảng 2,8 km, nhưng cho đến thời điểm này, Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 vẫn còn dang dở. Từ tháng 3/2020, khi Dự án đạt 43,8% giá trị hợp đồng xây lắp, nhà đầu tư đã tạm dừng thi công.
Tại Công văn số 500/UBND-DA, UBND TP.HCM cho biết, Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 thuộc danh mục Chương trình Giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020, cần sớm hoàn thành để khép kín đường Vành đai 2, tạo sự kết nối đồng bộ, giảm áp lực giao thông trên các tuyến cửa ngõ, hướng tâm vào khu vực nội đô.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho địa phương được tiếp tục sử dụng 4 khu đất đã nêu để thanh toán cho nhà đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch của Thành phố.
“Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM sẽ thực hiện thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư thực hiện Dự án BT theo đúng quy định hiện hành. Trong trường hợp giá trị quỹ đất xác định theo giá thị trường tại thời điểm ban hành Quyết định giao đất không đủ để thanh toán, UBND TP.HCM sẽ rà soát, bổ sung quỹ đất đảm bảo nguyên tắc ngang giá theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 69/2019/NĐ-CP”, lãnh đạo UBND TP.HCM thông tin.
Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết, đã thành lập Tổ Công tác rà soát các hợp đồng BT đã ký và đã quyết định tiếp tục thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo hình thức BT. UBND TP. HCM chịu trách nhiệm về kết quả rà soát bảo đảm việc ký kết hợp đồng theo đúng quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện, làm cơ sở tiếp tục thực hiện việc thanh toán theo nội dung Hợp đồng Dự án đã ký kết.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Bộ GTVT là một trong những bộ, ngành đầu tiên ủng hộ UBND TP.HCM tiếp tục sử dụng quỹ đất thanh toán cho Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1.
Trong Công văn số 2701/BGTVT-ĐTCT gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT cho rằng, thời điểm ký Hợp đồng Dự án là ngày 25/11/2016, nên UBND TP.HCM và các bên liên quan đã căn cứ theo quy định tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ để xác định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư thực hiện Dự án.
Bên cạnh đó, Hợp đồng Dự án cũng được ký trước ngày 1/1/2018 và trước ngày Nghị định số 69/2019/NĐ-CP có hiệu lực, nên nếu UBND TP.HCM ký kết Hợp đồng Dự án theo đúng quy định pháp luật, thì sẽ thuộc trường hợp áp dụng quy định chuyển tiếp theo Điều 17 của Nghị định này và cũng phù hợp với quy định chuyển tiếp của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư của Chính phủ.
Bộ GTVT đề nghị UBND TP.HCM rà soát các nội dung liên quan đến việc thanh toán trong Hợp đồng Dự án, nếu chưa được quy định rõ trong Hợp đồng, thì áp dụng các quy định của Luật Đất đai (năm 2013), Luật Đầu tư (năm 2014), Luật Xây dựng (năm 2014), Luật Ngân sách nhà nước (năm 2015), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (năm 2017) và pháp luật có liên quan theo quy định tại khoản 3, Điều 90, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP.
Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ GTVT thống nhất quan điểm cần sớm xử lý dứt điểm vướng mắc của các hợp đồng đầu tư theo phương thức PPP nói chung và quyết định quỹ đất hoặc phương thức thanh toán cho hợp đồng dự án này nói riêng trên nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật và các bên thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo hợp đồng đã ký.
“Việc sử dụng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT liên quan các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do vậy, kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết kiến nghị của UBND TP. HCM để tạo điều kiện cho địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án”, lãnh đạo Bộ GTVT kiến nghị.
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025