-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Bộ mặt nông thôn mới của tỉnh Nghệ An có nhiều khởi sắc. Trong ảnh: Hạ tầng đồng bộ, khang trang tại một xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Diễn Châu. |
Gắn kết doanh nghiệp với nông dân
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hơn 7 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp và nông thôn tỉnh Nghệ An đã có những bước tiến vượt bậc, đứng thứ 5 trong cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, cho biết, Nghệ An đã hoàn thành 23/23 chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết số 26-NQ/TW ở cả 3 lĩnh vực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ; các hình thức sản xuất như hợp tác xã, doanh nghiệp ngày càng nhiều, trong đó, có nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tạo mối liên hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và nông dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh...
Nghệ An cũng là địa phương đạt kết quả cao về tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018 khi có thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của toàn tỉnh lên 218 xã (chiếm 50,58% tổng số xã), bình quân đạt 14,6 tiêu chí/xã.
Với 3/4 diện tích của tỉnh là đồi núi hiểm trở, khoảng cách về địa lý không dễ dàng để sớm thực hiện thành công toàn diện Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là sự chênh về mật độ dân số giữa các địa phương, Nghệ An chủ động “chọn lối đi riêng” cho mình khi gắn công cuộc xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào công nghệ cao.
Nhờ đó, bộ mặt nông thôn mới của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Hệ thống hạ tầng phát triển mạnh mẽ, nhất là các vùng khó khăn; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cư dân nông thôn được nâng lên đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới là TP. Vinh, thị xã Thái Hòa và huyện Nam Đàn. “Đây là kết quả xây dựng nông thôn mới đột phá của Nghệ An”, ông Hoàng Nghĩa Hiếu nhận định.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 (tháng 6/2018), tại Nghệ An có 3 xã đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là: Sơn Thành (Yên Thành), Kim Liên (Nam Đàn) và Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Với những xã đã về đích nông thôn mới, tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí, đảm bảo giữ gìn môi trường, xây dựng văn hoá tiên tiến…
Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương trong thời gian qua, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An cho biết, mặc dù đạt thành tích cao, đứng thứ 5 cả nước về xây dựng nông thôn mới và là một trong những địa phương có xã đạt chuẩn nông thôn mới nhiều nhất cả nước, nhưng Nghệ An vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục. Đơn cử, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới của 9 huyện đồng bằng trong tỉnh đạt 130/228 xã (57%), nhưng tại 11 huyện miền núi chỉ đạt 51/203 xã (25%)…
“Nghệ An chịu ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu, thiên tai với diễn biến cực đoan, khốc liệt. Để thích ứng, việc tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong việc xây dựng các mô hình kinh tế cần được chú trọng, đảm bảo chống chọi được thiên tai, phù hợp với thời tiết, mùa vụ, thị trường; đồng thời đảm bảo tính bền vững”, ông Đinh Viết Hồng nhấn mạnh.
Lan tỏa thương hiệu của nhà nông
Một vấn đề đặc biệt quan trọng được Nghệ An đặt mục tiêu là đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, nông sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế, nông sản bản địa, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, hình thành chiến lược sản xuất và xây dựng thương hiệu.
“Đây không chỉ là nhiệm vụ kinh tế đơn thuần, mà còn hướng tới mục tiêu mang tính bền vững là gìn giữ các giá trị truyền thống về hình thức sản xuất và các sản phẩm nông sản đặc thù của từng địa phương. Bởi, sự khác biệt giữa các địa phương trong xây dựng nông thôn mới chính là nét văn hóa riêng, cần trân trọng, duy trì thành nền tảng cho các lĩnh vực khác phát triển bền vững”, ông Hoàng Nghĩa Hiếu chia sẻ.
Mới đây, tại Hội thảo khoa học về xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An, bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được của địa phương, các nhà khoa học đã đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến trình xây dựng và hoàn thiện nông thôn mới ở Nghệ An. Đó là, chú trọng “chiều sâu, chất lượng, bền vững” trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị…
Tỉnh đang hướng tới thực hiện hiệu quả Đề án Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2017 - 2020 và Đề án Huyện nông thôn mới kiểu mẫu Nam Đàn. Năm 2019, Nghệ An phấn đấu có thêm ít nhất 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thêm 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Yên Thành).
“Xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng. Làm sạch đường phố, làm đẹp thôn quê, làm cho chính bản thân và gia đình mình no ấm là điều không mấy bà con nông dân từ chối”, ông Nguyễn Minh Đạt (trú xã Kim Liên, Nam Đàn) chia sẻ.
Được sự đồng thuận của người dân, Nghệ An đã khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, sản xuất hiệu quả...; đẩy mạnh huy động lồng ghép các nguồn lực, đặc biệt là sức dân trong xây dựng nông thôn mới.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025