-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng kỷ lục
Hãng công nghệ Huawei vừa chính thức công bố Báo cáo Thường niên năm 2021, và tiết lộ các con số kinh doanh vững mạnh và ổn định trong năm qua.
Theo đó, Huawei đã đạt doanh thu 99,88 tỷ USD vào năm 2021, lợi nhuận ròng cán mốc 17,85 tỷ USD, tăng 75,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei cho biết, mặc dù doanh thu sụt giảm trong năm 2021, song năng lực tạo ra lợi nhuận và tạo ra dòng tiền của Huawei đang tăng lên, cũng như năng lực đối phó với tương lai bất ổn gia tăng đáng kể.
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei chia sẻ về năng lực tài chính của Tập đoàn |
Theo bà Mạnh Vãn Chu, có 3 nguyên nhân khiến doanh thu của Huawei sụt giảm, đó là sự khó khăn liên tục về nguồn cung, các lệnh hạn chế của Mỹ, cũng như nhu cầu về đang sụt giảm.
Năm 2021, mảng kinh doanh giải pháp hạ tầng viễn thông của Huawei đã đạt doanh thu 44,19 tỷ USD, mảng kinh doanh giải pháp doanh nghiệp tạo ra doanh thu 16,08 tỷ USD, còn mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng đạt doanh thu 38,21 tỷ USD.
Trong số này, mảng thiết bị tiêu dùng có sự sụt giảm khá mạnh về doanh thu. Tuy nhiên, trong khi doanh số từ smartphone, PC giảm so với các bộ phận khác, thì doanh số từ màn hình thông minh lại có sự tăng trưởng ấn tượng, lên tới 30% so với năm trước.
Doanh số giảm nhưng lợi nhuận lại tăng lên và theo lý giải của bà Mạnh Vãn Chu, là do Huawei đã điều chỉnh danh mục sản phẩm sao cho lợi nhuận kinh doanh được cải thiện. Bên cạnh đó, tăng cường quy hoạch, hợp tác, cũng như rút ngắn các quy trình biên độ tài chính để cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Huawei cũng phát triển kiến thức cổng thông tin truyền thông, và mua lại các công ty khác.
Nhờ lợi nhuận của các mảng kinh doanh chính được nâng cao, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Huawei đã tăng lên mạnh mẽ vào năm 2021, lên tới 9,37 tỷ USD. Tỷ lệ nợ phải trả giảm xuống còn 57,8%, cấu trúc tài chính tổng thể cũng trở nên linh hoạt và bền vững hơn.
“Doanh số, lợi nhuận, dòng tiền và các hoạt động của Huawei có thể cho thấy được là công ty đã cải thiện hiệu quả tài chính và những hiệu quả này là nền tảng vững mạnh, đảm bảo các khoản đầu tư liên tục cho thương hiệu trong tương lai”, và Mạnh Vãn Chu nói.
Tiếp tục đầu tư mạnh cho R&D
Dòng tiền tốt, năng lực tài chính ổn định giúp Huawei có thêm nguồn lực để tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Năm qua, Huawei đã chi 22,4 tỷ USD vào R&D, chiếm 22,4% tổng doanh thu và góp phần nâng tổng chi phí R&D 10 năm qua lên hơn 132,66 tỷ USD.
“Huawei đề cao giá trị khách hàng, cao hơn cả so với giá trị của cổ đông. Do vậy, chúng tôi dành rất nhiều lời nhuận để đầu tư vào R&D, thường chiếm 10% doanh thu. Đây cũng là chiến lược của Huawei, và cũng thuộc điều lệ công ty của chúng tôi”, và Mạnh Vãn Chu nhấn mạnh.
Thông tin cho biết, từ năm 2012 đến 2021, khoản đầu tư vào R&D của Huawei đã tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2013, Huawei chi 13,2% doanh số vào R&D, thì đến năm 2021, con số đã tăng lên 22,4% doanh số.
Liên quan đến vấn đề này, ông Gou Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei toàn cầu cho biết, hiện nay, Huawei chưa có khả năng tiếp cận một số quy trình công nghệ tiên tiến, do vậy sẽ tăng đầu tư.
“Khi chúng ta không tiếp cận được những công nghệ tiên tiến thì chúng ta tự sáng tạo ra nó”, ông Guo Ping nhấn mạnh.
Ông Guo Ping, Chủ tịch Luân phiên của Huawei phát biểu tại cuộc họp báo |
Chia sẻ về tầm nhìn tương lai của Huawei, ông Guo Ping đã dẫn lời của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Tập đoàn, rằng chúng ta cần phải đi theo những định hướng đúng, những xu thế lớn như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo..., để khẳng định rằng, đấy chính là những định hướng mà Huawei sẽ phát triển trong thời gian tới.
“Những khoản đầu tư cho R&D sẽ tiếp tục được duy trì. Chúng tôi sẽ không giải quyết vấn đề bằng cách tiết kiệm tiền mà chúng tôi tiếp tục tối ưu hóa các kiến trúc hệ thống, kiến trúc phần mềm, qua đó chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề về khoa học - công nghệ bằng sự đầu tư và đảm bảo sự tin cậy của chuỗi cung ứng”, ông Guo Ping một lần nữa nhấn mạnh.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024