-
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Sáu yếu tố chính tác động đến tăng trưởng lợi nhuận
Nhìn lại lợi nhuận ngân hàng năm 2017, có thể thấy gam màu “sáng” khi tín dụng tăng, nợ xấu dần đẩy lùi, chi phí dự phòng giảm dần. Một điều đáng mừng trong năm qua là phần lớn ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh, thậm chí, tăng gấp đôi, gấp ba so với năm 2016.
Lợi nhuận của Ngân hàng ACB được dự báo tăng tới 120% trong năm nay. Ảnh: Đức Thanh |
Theo một báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) toàn hệ thống trong năm 2017 tăng lên gần 3%, từ mức 2,74% trong năm 2016. Một điểm sáng nữa trong năm 2017 là chất lượng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng đã được cải thiện. Theo ước tính của NFSC, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng vào cuối năm 2017 là 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016.
Tuy nhiên, đánh giá ngành ngân hàng năm 2018, SSI Research chỉ ra 6 yếu tố chính sẽ tác động đến tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó, kế hoạch tăng trưởng tín dụng chậm lại, điều kiện thuận lợi để giảm lãi suất cùng tiềm năng phát triển mảng tín dụng tiêu dùng là những nhân tố chính tác động lên mảng kinh doanh cốt lõi.
Đối với hoạt động cho vay truyền thống, tăng trưởng tín dụng có khả năng giảm so với năm 2017, bởi những lo ngại về lạm phát đã khiến Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 giảm còn 17%, thấp hơn so với mức 18,17% thực hiện năm 2017.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa đã giảm từ 50% xuống 45%. Tuy nhiên, mức giảm trên vẫn dễ thở hơn cho các ngân hàng, bởi kế hoạch trước đó là giảm tỷ lệ này xuống 40%. Liên quan hoạt động cho vay, Chính phủ đã nhiều lần đưa ra thông điệp về việc yêu cầu hệ thống ngân hàng giảm lãi suất. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của chính sách tới tỷ lệ NIM của ngành.
Thế nhưng, theo nhận định của SSI Research, chi phí vốn bình quân năm 2018 sẽ giảm xuống nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng sự cải thiện đáng kể của cán cân thanh toán năm 2017 và 2018. Cụ thể, lãi suất điều hành và lãi suất cho vay OMO đều giảm trong hơn một năm qua. Việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân trong năm nay sẽ tiếp tục thu hút một lượng lớn vốn ngoại, dẫn đến việc phải bơm một lượng lớn tiền tệ vào hệ thống. SSI Research dự báo, lợi nhuận tại 14 nhà băng lớn năm 2018 tăng 32,9%.
Trông chờ vào đâu?
Tín dụng năm 2018 được đánh giá sẽ tiếp tục cải thiện tích cực, trong đó, cơ hội “tỏa sáng” của lĩnh vực cho vay tiêu dùng được đánh giá cao. Theo SSI Research, vốn ngoại có thể giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng lên đáng kể, lãi suất ngắn hạn có thể giảm, trong khi lãi suất trung và dài hạn duy trì ở mức thấp. Dòng vốn chảy vào sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể giảm lãi suất. Lãi suất thấp hơn cho phép các ngân hàng chuyển đổi cơ cấu vốn vay bằng cách mở rộng nhiều hơn sang mảng cho vay bán lẻ, tiêu dùng. Đây là lĩnh vực có tỷ lệ NIM cao hơn, đóp góp tích cực vào lợi nhuận, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Do mảng tín dụng cá nhân vẫn đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, nên SSI Research cho rằng, rủi ro tổng thể có thể được quản lý và đa dạng hơn trong 1 - 2 năm tới. Tỷ lệ thâm nhập các khoản cho vay bán lẻ hiện vẫn ở mức thấp. Theo đánh giá của SSI, Việt Nam có cơ hội đặc biệt để “tỏa sáng” ở lĩnh vực này. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tín dụng gia tăng là một trong các yếu tố tác động tích cực lên tăng trưởng ngành năm 2018.
Cùng với đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, trong năm nay, nhiều ngân hàng sẽ tăng thu đáng kể từ việc thoái vốn các khoản đầu tư và thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý.
Ngoài ra, với sự tăng mạnh gần đây của các cổ phiếu ngân hàng, giới phân tích kỳ vọng sẽ có một khoản thu nhập lớn từ các hoạt động đầu tư.
Còn theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay sẽ khá khả quan. Tăng trưởng của ngành ngân hàng có thể thấp hơn so với năm 2017, nhưng vẫn ở mức tương đối tích cực, dự báo khoảng 20 - 25%. Mức tăng này cũng phù hợp với đà tăng trưởng tốt của nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho biết, một dấu hiệu đáng mừng là, tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tính đến cuối năm 2017 đã giảm 8,3% so với đầu năm, xuống còn 20.725 tỷ đồng, chỉ chiếm 34,2% tổng nợ xấu. ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm khảo sát, chỉ 0,7%, so với mức 0,87% hồi đầu năm 2017. Nợ có khả năng mất vốn cũng giảm từ 0,64% xuống còn 0,4% tổng dư nợ.
Lợi nhuận ngân hàng 2018: Trông vào tín dụng tiêu dùng và thoái vốn
Vân Linh
Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2018 được dự báo tiếp tục tăng trưởng, nhờ nhiều yếu tố, như khả năng tỏa sáng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng, việc thoái vốn và thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý...
Sáu yếu tố chính tác động đến tăng trưởng lợi nhuận
Nhìn lại lợi nhuận ngân hàng năm 2017, có thể thấy gam màu “sáng” khi tín dụng tăng, nợ xấu dần đẩy lùi, chi phí dự phòng giảm dần. Một điều đáng mừng trong năm qua là phần lớn ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh, thậm chí, tăng gấp đôi, gấp ba so với năm 2016.
Theo một báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) toàn hệ thống trong năm 2017 tăng lên gần 3%, từ mức 2,74% trong năm 2016. Một điểm sáng nữa trong năm 2017 là chất lượng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng đã được cải thiện. Theo ước tính của NFSC, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng vào cuối năm 2017 là 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016.
Tuy nhiên, đánh giá ngành ngân hàng năm 2018, SSI Research chỉ ra 6 yếu tố chính sẽ tác động đến tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó, kế hoạch tăng trưởng tín dụng chậm lại, điều kiện thuận lợi để giảm lãi suất cùng tiềm năng phát triển mảng tín dụng tiêu dùng là những nhân tố chính tác động lên mảng kinh doanh cốt lõi.
Đối với hoạt động cho vay truyền thống, tăng trưởng tín dụng có khả năng giảm so với năm 2017, bởi những lo ngại về lạm phát đã khiến Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 giảm còn 17%, thấp hơn so với mức 18,17% thực hiện năm 2017.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa đã giảm từ 50% xuống 45%. Tuy nhiên, mức giảm trên vẫn dễ thở hơn cho các ngân hàng, bởi kế hoạch trước đó là giảm tỷ lệ này xuống 40%. Liên quan hoạt động cho vay, Chính phủ đã nhiều lần đưa ra thông điệp về việc yêu cầu hệ thống ngân hàng giảm lãi suất. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của chính sách tới tỷ lệ NIM của ngành.
Thế nhưng, theo nhận định của SSI Research, chi phí vốn bình quân năm 2018 sẽ giảm xuống nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng sự cải thiện đáng kể của cán cân thanh toán năm 2017 và 2018. Cụ thể, lãi suất điều hành và lãi suất cho vay OMO đều giảm trong hơn một năm qua. Việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân trong năm nay sẽ tiếp tục thu hút một lượng lớn vốn ngoại, dẫn đến việc phải bơm một lượng lớn tiền tệ vào hệ thống. SSI Research dự báo, lợi nhuận tại 14 nhà băng lớn năm 2018 tăng 32,9%.
Trông chờ vào đâu?
Tín dụng năm 2018 được đánh giá sẽ tiếp tục cải thiện tích cực, trong đó, cơ hội “tỏa sáng” của lĩnh vực cho vay tiêu dùng được đánh giá cao. Theo SSI Research, vốn ngoại có thể giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng lên đáng kể, lãi suất ngắn hạn có thể giảm, trong khi lãi suất trung và dài hạn duy trì ở mức thấp. Dòng vốn chảy vào sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể giảm lãi suất. Lãi suất thấp hơn cho phép các ngân hàng chuyển đổi cơ cấu vốn vay bằng cách mở rộng nhiều hơn sang mảng cho vay bán lẻ, tiêu dùng. Đây là lĩnh vực có tỷ lệ NIM cao hơn, đóp góp tích cực vào lợi nhuận, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Do mảng tín dụng cá nhân vẫn đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, nên SSI Research cho rằng, rủi ro tổng thể có thể được quản lý và đa dạng hơn trong 1 - 2 năm tới. Tỷ lệ thâm nhập các khoản cho vay bán lẻ hiện vẫn ở mức thấp. Theo đánh giá của SSI, Việt Nam có cơ hội đặc biệt để “tỏa sáng” ở lĩnh vực này. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tín dụng gia tăng là một trong các yếu tố tác động tích cực lên tăng trưởng ngành năm 2018.
Cùng với đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, trong năm nay, nhiều ngân hàng sẽ tăng thu đáng kể từ việc thoái vốn các khoản đầu tư và thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý.
Ngoài ra, với sự tăng mạnh gần đây của các cổ phiếu ngân hàng, giới phân tích kỳ vọng sẽ có một khoản thu nhập lớn từ các hoạt động đầu tư.
Còn theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, lợi nhuận ngành ngân hàng năm nay sẽ khá khả quan. Tăng trưởng của ngành ngân hàng có thể thấp hơn so với năm 2017, nhưng vẫn ở mức tương đối tích cực, dự báo khoảng 20 - 25%. Mức tăng này cũng phù hợp với đà tăng trưởng tốt của nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho biết, một dấu hiệu đáng mừng là, tổng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tính đến cuối năm 2017 đã giảm 8,3% so với đầu năm, xuống còn 20.725 tỷ đồng, chỉ chiếm 34,2% tổng nợ xấu. ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm khảo sát, chỉ 0,7%, so với mức 0,87% hồi đầu năm 2017. Nợ có khả năng mất vốn cũng giảm từ 0,64% xuống còn 0,4% tổng dư nợ.-
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Tỷ giá tăng nhiệt khi USD leo cao nhất 6 tuần -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội -
Tiền gửi lập đỉnh sau 6 tháng tăng liên tiếp, lãi suất huy động phân hóa mạnh -
FE CREDIT “giải nhiệt” mùa hè với ưu đãi “khủng”, quà tặng “siêu to” hơn 700 triệu đồng
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024