
-
Vì sao giá cát Quảng Ngãi vẫn bình ổn trước “cơn bão” giá của các tỉnh lân cận?
-
Đà Nẵng bổ sung thêm 69 khu vực xây dựng nhà ở chuẩn bị cho sáp nhập
-
Công ty Sài Gòn - Nhơn Hội đầu tư Cụm công nghiệp Cát Hanh vốn hơn 432 tỷ đồng
-
Khởi công siêu dự án Thép Xanh Xuân Thiện: Đòn bẩy công nghiệp hóa và kinh tế biển Nam Định
-
Kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư công nghệ bán dẫn, AI tại miền Trung -
Hải Dương phát triển các cụm công nghiệp theo hướng xanh, bền vững
Đồng thời, UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho Dự án; chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí và đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 phương án đầu tư Dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Theo đó, đối với phương án 1, Dự án sẽ đầu tư xây dựng quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng 22 mét, chiều dài 43 km, tổng mức đầu tư 8.790 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.750 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.160 tỷ đồng, vốn vay thương mại 3.400 tỷ đồng).
Đối với phương án 2, thực hiện GPMB quy mô 22 mét, trong đó, đầu tư đoạn Km1+800-Km17+420 (nút giao QL.4B), quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 13,5 mét; đoạn Km17+420-Km44+750, quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng 17,5 mét, tổng mức đầu tư 5.947 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.600 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương 1.347 tỷ đồng, vốn vay thương mại 2000 tỷ đồng).
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: VnExpress) |
Để có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ: GPMB và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5 mét và 13,5 mét như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai). Phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.
Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ Giao thông vận tải, Dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do VEC đầu tư. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.

-
Vì sao giá cát Quảng Ngãi vẫn bình ổn trước “cơn bão” giá của các tỉnh lân cận?
-
Đà Nẵng bổ sung thêm 69 khu vực xây dựng nhà ở chuẩn bị cho sáp nhập
-
Công ty Sài Gòn - Nhơn Hội đầu tư Cụm công nghiệp Cát Hanh vốn hơn 432 tỷ đồng
-
Khởi công siêu dự án Thép Xanh Xuân Thiện: Đòn bẩy công nghiệp hóa và kinh tế biển Nam Định
-
Kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư công nghệ bán dẫn, AI tại miền Trung -
Hải Dương phát triển các cụm công nghiệp theo hướng xanh, bền vững -
Tiền Giang cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đưa tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên -
Chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đề xuất xây dựng sân bay quốc tế Ninh Bình -
Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: Phải tiếp tục xử lý nhanh hơn, quyết liệt hơn -
Sóc Trăng tạo đột phá từ các dự án chiến lược -
Bến Tre chuẩn bị điều kiện sẵn sang đón sóng đầu tư mới
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu