-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn kết thúc “chơi vơi” - dừng cách TP. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, không phát huy hết hiệu quả đầu tư. |
Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ GTVT và UBND tỉnh Lạng Sơn thống nhất phương án phân kỳ đầu tư Dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án BOT xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn theo 2 giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng đoạn từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Tp. Lạng Sơn (Km1+800 – Km17+420) theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền 13,5 m; đoạn từ Tp. Lạng Sơn đến nút giao Chi Lăng (Km17+420 – Km44+ 7490 quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17,5 m. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 5.869 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.174 tỷ đồng (20%); vốn vay tín dụng là 2.000 tỷ đồng (lãi suất vay trong thời gian xây dựng và khai thác là 11%) và vốn ngân sách Nhà nước là 2.695 tỷ đồng/
Doanh nghiệp dự án cho biết, ngoài cơ cấu nguồn vốn nói trên, để phương án tài chính đảm bảo tính khả thi, giá vé khởi điểm tại năm cơ sở (2020) cho 5 loại phương tiện phải đạt lần lượt là 2.000 – 2.500 – 3.500 – 5.500 và 7.200 đồng/xe/km; 3 năm điều chỉnh giá vé/lần, mỗi lần tăng 15%/3 năm. Với các thông số nói trên, Dự án có khả năng hoàn vốn trong khoảng 18 năm, thời gian trả nợ vốn vay tín dụng dưới 15 năm. Giai đoạn 2 Dự án sẽ được triển khai để đầu tư hoàn chỉnh quy mô cao tốc loại A, 4 làn xe khi nguồn vốn và phương án tài chính bảo đảm.
Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị cũng kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo PMU đầu tư xay dựng tỉnh tổng hợp các ý kiến về cơ cấu vốn thực hiện Dự án, bao gồm: ngân sách địa phương, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia và phần cho vay của ngân hàng để báo cáo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính xem xét phương án hỗ trợ Dự án từ ngân sách Trung ương làm cơ sở báo cáo Thủ tướng chấp thuận.
Được biết, đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43 km là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Đây là tuyến được xây dựng mới hoàn toàn, kết nối với đoạn đầu tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vừa được thông xe vào cuối tháng 9/2019 và chạy song song với Quốc lộ 1.
Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ GTVT, đoạn tuyến này được xây dựng quy mô 4 làn xe, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng.
“Việc phân kỳ đầu tư, qua đó kéo kinh phí đầu tư Dự án xuống còn khoảng 5.800 tỷ đồng sẽ phù hợp hơn với điều kiện hiện nay trong việc huy động vay vốn tín dụng (đảm bảo hạn mức vay của ngân hàng cấp tín dụng), cũng như cân đối vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước”, đại diện nhà đầu tư cho biết.
Hiện áp lực phải sớm đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trước năm 2020 không chỉ dồn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền - UBND tỉnh Lạng Sơn, mà còn là nỗi lo lớn đối với chính Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
Được biết, mặc dù đã được đầu tư rất lớn, nhưng tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một “mạch hở” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa thể xác định thời điểm khởi công.
Việc kết thúc “chơi vơi” cách TP. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến cung đường còn lại lên 2 đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải từ lâu.
“Nguy cơ đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng không thể hoàn thành vào năm 2020, qua đó đứt mạch kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng, không kích thích được với tăng trưởng lưu lượng phương tiện đang là nỗi lo lớn của chúng tôi”, ông Vũ Minh Hoàng, Chủ tịch Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"