![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/thuyhoa/2025/02/12/xay-dung-luat-can-khong-gian-sang-tao-phan-cap-phan-quyen-nhieu-hon1739341904.jpg)
-
Xây dựng luật cần không gian sáng tạo, phân cấp phân quyền nhiều hơn
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ
-
Chủ tịch Quốc hội: Cơ quan trình luật phải chịu trách nhiệm đến cùng
-
Hà Nội hoàn thiện phương án sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện -
Đề xuất 7 vấn đề mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật
Theo đó, tại khoản 2, Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi quy định: “Tổ hợp báo chí truyền thông là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, doanh nghiệp trực thuộc, đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ”; "Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện là tổ hợp báo chí truyền thông hoạt động nhiều loại hình, nhiều dịch vụ, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội, được có cơ chế hoạt động đặc thù".
Tại khoản 5, điều 14, Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi cũng quy định: "Cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông được phép có một số cơ quan báo chí trực thuộc; được có cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp; được phép có doanh nghiệp trực thuộc hoặc góp vốn tại doanh nghiệp. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, tiêu chí, thẩm quyền thành lập, mô hình hoạt động, cơ chế tài chính của Tổ hợp báo chí truyền thông".
Theo lý giải của cơ quan soạn thảo đây là một trong những chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí.
![]() |
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được tổ chức theo mô hình tổ hợp báo chí |
Mô hình phổ biến trên thế giới
Theo đó, từ lâu, trên thế giới đã xuất hiện các tập đoàn, tổ hợp báo chí, truyền thông lớn, sở hữu nhiều tờ báo và kênh truyền hình khác nhau, ví dụ như News Corps (Chủ sở hữu của những tờ báo lớn như Wall Street Journal, The Sun, The Times, v.v.), Comcast (Chủ sở hữu của đài truyền hình NBC, đài truyền hình Sky, các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin khác), Hearst Communication Inc (Chủ sở hữu của báo San Francisco Chronical, báo Houston Chronical, Tạp chí Cosmopolitan, tạp chí Esquire, kênh truyền hình A+E, v.v.). Doanh thu, lợi nhuận của các tập đoàn này rất lớn (doanh thu của News Corps vào năm 2022 là 10,39 tỷ USD, của Comcast là 121,4 tỷ USD và của Hearst là 12 tỷ đô la Mỹ). Tuy nhiên, đây là các tập đoàn báo chí, truyền thông của tư nhân.
Tại Trung Quốc, quốc gia có thể chế chính trị, kinh tế, xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, Tập đoàn báo in được thành lập thí điểm đầu tiên ở Trung Quốc là tập đoàn báo in Quảng Châu, do Tổng cục Báo chí - Xuất bản và Ban Tuyên truyền Trung ương của Trung Quốc cấp phép.
Hiện, Trung Quốc có khoảng trên 40 tập đoàn báo in được thành lập và hoạt động. Ngoài ra còn có khoảng 20 tờ báo địa phương khác tự gọi là tập đoàn, do chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan cấp đăng ký kinh doanh mà không cần sự phê chuẩn của Trung ương. Trong những năm qua, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc (như: Tập đoàn báo in Quảng Châu, Tập đoàn Bắc Kinh nhật báo, Tập đoàn báo in Thẩm Quyến, Tập đoàn báo in Văn hội Tân dân...) đều hoạt động và kinh doanh tốt, quán triệt nguyên tắc lấy nghề làm báo là chính, phục vụ Đảng và nhân dân, kết hợp hiệu quả xã hội và văn hóa trong đó hiệu quả xã hội là hàng đầu, canh tranh với các tập đoàn truyền thông của thế giới.
Các tập đoàn báo chí của Trung Quốc đều thuộc sở hữu và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc. Thực hiện quyền chủ sở hữu, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc thường thông qua chính sách chính bổ nhiệm hoặc chỉ định các cán bộ đại diện chủ sở hữu của mình tại những vị trí lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, lãnh đạo các hoạt động và chiến lược phát triển của tập đoàn, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản.
Thực tiễn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) được tổ chức theo mô hình tổ hợp báo chí, bao gồm một cơ quan báo chí chủ quản (VOV, VTV) có phát hành các sản phẩm báo chí (Các kênh phát thanh VOV, Kênh truyền hình VTV), và các cơ quan báo chí con trực thuộc cơ quan báo chí chủ quản (Báo điện tử VOV, Thời báo VTV) và mỗi đơn vị được quản lý bởi Tổng giám đốc và có Tổng biên tập riêng, được cấp giấy phép hoạt động báo chí riêng.
Ngoài VOV và VTV, có Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cũng được tổ chức theo mô hình tổ hợp. Tuy nhiên, TTXVN có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định tại Nghị định của Chính phủ, vừa sản xuất ra sản phẩm báo chí là các bản tin thông tấn vừa là cơ quan chủ quản của các cơ quan báo chí trực thuộc như Báo điện tử Vietnam+, Báo Thể thao và Văn hóa, Báo Tin tức, Báo Việt Nam News... Như vậy, VOV, VTV và TTXVN là các cơ quan báo chí quốc gia đặc thù và trực thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Ở tại cấp địa phương đã hình thành mô hình cơ quan báo chí hợp nhất cấp tỉnh, ví dụ như Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, được hình thành trong quá trình quy hoạch sắp xếp các cơ quan báo chí cấp tỉnh: 01 báo chí (in + điện tử) và 1 đài PTTH. Cả hai cơ quan báo chí này hội tụ cả bốn loại hình báo chí khác nhau: Báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử.
Đây là những mô hình đánh giá là có thể có triển vọng, nhiều tiềm năng trong tương lai, song trong quá trình hoạt động vẫn có những hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, như: mô hình mới, chưa có tiền lệ; hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, thiếu tập trung; đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn chưa thích ứng và hoạt động đa dạng các loại hình gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trên các hạ tầng và tối ưu hoá tổ chức, nhân sự.
Tính đến nay, chưa từng phổ biến mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Các cơ quan báo chí khác, ngoài 3 cơ quan trên, đều là các các cơ quan báo chí đơn lẻ, thường có 1 đến 2 loại hình (in và điện tử), chưa tụ hợp dưới dạng các tổ hợp, tập đoàn lớn để có thể tận dụng được tiềm lực về nhân lực và vật lực thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí, để có nguồn thu lớn giúp cho việc tăng nguồn lực đầu tư vào các sản phẩm mới, thu hút bạn đọc nhiều hơn.
Điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Báo chí 2016 cho phép cơ quan báo chí có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí, nghĩa là bước đầu cho phép hình thành mô hình Tổ hợp báo chí. Tuy nhiên, Luật Báo chí hiện hành chưa đưa ra quy định, điều kiện cụ thể đối với việc thành lập và cơ chế quản lý, hoạt động phù hợp để có thể phát triển mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông. Điều 14 Luật Báo chí 2016 quy định đối tượng được thành lập cơ quan báo chí chưa quy định rõ cơ quan báo chí có được phép trực thuộc một cơ quan báo chí khác, dẫn tới khó khăn trong việc triển khai mô hình "Tổ hợp báo chí truyền thông".
Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 173-TB/TW ngày 28 tháng 3 năm 2005 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có nội dung: Cho phép thành lập mô hình “Tập đoàn báo chí” “Tổ hợp xuất bản”. Tuy nhiên, tên gọi cần được cân nhắc cho thích hợp. Trong quá trình thực hiện cần làm thí điểm, thực hiện từng bước, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, không làm ồ ạt, tràn lan.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống và tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó xác định mục tiêu tổng quát: Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công
Việc quy định Tổ hợp truyền thông báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập, được vận dụng cơ chế tài chính, lao động tiền lương như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ không chồng chéo với Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Doanh nghiệp. Nghị định số 60/2022/NĐ-CP ngày 08/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam cũng có quy định Đài Truyền hình Việt Nam được vận dụng cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp; thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
-
Chính thức trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP, CPI, có thể tăng bội chi -
Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường: Làm nhân sự, kiện toàn các chức danh để bộ máy mới hoạt động hiệu quả -
“Tinh gọn” chính sách -
Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP -
Sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đột phá quy trình làm luật -
Quốc hội họp bất thường, sửa nhiều luật tinh gọn bộ máy, điều chỉnh chỉ tiêu GDP -
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc