
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
![]() |
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. |
Từ “nghị quyết đặc biệt” đến nhu cầu thiết lập khuôn khổ bền vững
Cuối tuần trước, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, 3 trụ cột quan trọng của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được kế thừa, gồm quyền thu giữ tài sản bảo đảm, quyền kê biên tài sản trong thi hành án và quy định hoàn trả tài sản là tang vật trong các vụ án hình sự.
Nghị quyết 42 được Quốc hội ban hành năm 2017, trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hợp đồng, rút ngắn thời gian xử lý và giảm đáng kể chi phí pháp lý. Kể từ khi có hiệu lực đến cuối năm 2023, nghị quyết này đã giúp xử lý gần 444.000 tỷ đồng nợ xấu, một con số ấn tượng phản ánh rõ hiệu quả thực tiễn.
Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý nợ, Nghị quyết 42 còn đóng vai trò định hình lại hành vi thị trường. Tỷ lệ khách hàng chủ động tất toán khoản nợ tăng cao, ý thức hợp tác với ngân hàng được cải thiện. Những cải cách này giúp khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, vì là một công cụ pháp lý thí điểm có thời hạn, Nghị quyết 42 hết hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Thời điểm đó, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024 mới chỉ kế thừa một phần nội dung.
Quyền thu giữ tài sản bảo đảm không còn hiệu lực, ngân hàng buộc phải quay về cơ chế kiện tụng tốn kém và chậm trễ, làm gián đoạn tiến trình xử lý nợ xấu. Các tổ chức tín dụng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng chủ động trong xử lý tài sản, trong khi người đi vay bắt đầu xuất hiện tâm lý chây ì, lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng - vốn đã chạm mốc 4,3% tính đến tháng 1/2025 - tăng cao so với ngưỡng an toàn 3% mà hệ thống ngân hàng đặt ra, khiến chi phí trích lập dự phòng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và khả năng giảm lãi suất cho vay. Từ một góc độ rộng hơn, nó tạo ra hiệu ứng “thắt cổ chai” cho nền kinh tế khi tín dụng mới bị chặn lại do các khoản cũ chưa thu hồi được.
"Chính phủ Viêt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025, trong đó ngành ngân hàng được kỳ vọng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế. Trong bối cảnh Nghị quyết 42 hết hiệu lực và tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vẫn ở mức cao (4,3% tính đến tháng 1/2025), việc xây dựng một khung pháp lý chính thức để xử lý nợ xấu trở nên cấp thiết", nhóm phân tích từ Chứng khoán VNDirect bình luận.
Cơ hội cho người sẵn sàng và đủ năng lực
![]() |
Các tổ chức tín dụng tập trung cho vay bán lẻ phải xử lý nhiều món nợ nhỏ hoặc chiến lược tập trung hơn vào mảng cho vay ôtô sẽ được hưởng lợi. |
Việc luật hóa không trao thêm đặc quyền cho các ngân hàng, mà tạo ra một sân chơi công bằng nơi những tổ chức có năng lực triển khai, quy trình nội bộ chặt chẽ và chiến lược tín dụng rõ ràng sẽ nắm lợi thế.
"Chúng tôi cho rằng, việc luật hóa các quy định nói trên của Nghị Quyết 42 là một bước quan trọng trong việc tháo gỡ những khó khăn liên quan đến quá trình xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng", SSI Research nêu quan điểm trong báo cáo đánh giá về ngành ngân hàng.
Một khi hành lang pháp lý được xác lập, các khoản nợ xấu sẽ không còn bị “ứ đọng” kéo dài, tạo ra tâm lý vay mượn thiếu trách nhiệm. Trái lại, người đi vay buộc phải cân nhắc kỹ càng, trong khi ngân hàng có thêm công cụ để thực thi hợp đồng một cách công khai, có giám sát, đảm bảo công bằng và tuân thủ luật pháp.
Theo nhóm phân tích từ VNDirect, các tổ chức tín dụng tập trung cho vay bán lẻ, như VPBank, ACB, TPB, VIB phải xử lý nhiều món nợ nhỏ hoặc chiến lược tập trung hơn vào mảng cho vay ô tô sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, luật hóa cũng sẽ hỗ trợ các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc như VPBank, MB, Vietcombank hay HDBank trong việc tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém nhờ có thể chủ động thu hồi tài sản bảo đảm.
Với các nhà băng, một lợi thế quan trọng là các bước chuẩn bị trong giai đoạn trước. Trong thời gian Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhóm ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là những nhà băng top đầu thị trường như VPBank, đã phát triển các trung tâm xử lý nợ tập trung, đồng thời tích hợp công nghệ số vào quản lý tài sản bảo đảm. Nhờ đó, khi hành lang pháp lý được khôi phục và nâng cấp qua luật hóa, những đơn vị đã sẵn sàng cả về con người lẫn quy trình.
Ngay trước khi Nghị quyết 42 được luật hóa, năm 2024, VPBank đã thành lập Khối Thu hồi và Xử lý nợ (DCD), nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro ngày càng cao. Nhờ đó, trong quý I/2025, thu từ nợ đã xử lý rủi ro của VPBank đạt 856 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ, đóng góp đáng kể cho lãi thuần từ hoạt động khác. Theo Chứng khoán Vietcap, khi Nghị quyết 42 được luật hóa, hiệu quả thu hồi nợ của VPBank trong năm 2025 sẽ được cải thiện đáng kể, qua đó giảm áp lực từ chi phí huy động và cạnh tranh lãi suất.
Tóm lại, việc luật hoá sẽ tạo ra một hành lang pháp lý ổn định và có hiệu lực lâu dài, giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào khả năng điều hành vĩ mô và tính minh bạch của thị trường tài chính Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, đây chính là điểm cộng lớn cho Việt Nam trên bản đồ thu hút vốn đầu tư dài hạn.
-
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh