
-
9 lãnh đạo ngân hàng nhận giải thưởng nhờ những đóng góp cho ngành dịch vụ tài chính
-
SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%
-
Vàng thế giới tăng vùn vụt lên gần 3.400 USD/ounce, giá vàng SJC lên 118 triệu đồng/lượng
-
6 hệ thống công nghệ/sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
LPBank ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature, đẩy mạnh phân khúc khách hàng cao cấp -
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
Phát biểu tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 21/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, ý thức trả nợ của khách hàng tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ khách hàng nợ xấu có ý thức tự trả nợ tăng từ 20% lên 36%. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, ý thức trả nợ của khách hàng yếu đi.
![]() |
Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” ngày 21/4/2025. |
Theo phân tích của các chuyên gia, "hồn cốt" của Nghị quyết 42 là trao cho tổ chức tín dụng quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Đây chính là công cụ giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả, ý thức trả nợ của người vay tăng rõ rệt. Đây cũng là nguyên nhân khiến xử lý nợ xấu chững hẳn lại sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.
Xuất phát từ thực tế này, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Theo dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tháng 5/2025. Trong đó, nội dung được mong chờ nhất là sẽ luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
Hiện nay, các đại biểu Quốc hội đang có nhiều ý kiến xung quanh nội dung này. Bên cạnh đa số ý kiến đồng tình, vẫn có ý kiến băn khoăn lo ngại ngân hàng sẽ "lạm quyền" trong thu giữ tài sản đảm bảo.
Tuy vậy, đại diện các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khả năng này khó xảy ra. Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế, Ngân hàng BIDV cho hay, trong thu hồi nợ, phương thức chính của ngân hàng vẫn là thỏa thuận với khách hàng. Trong 6 năm thực hiện Nghị quyết 42, BIDV chỉ thực hiện được 85 hồ sơ theo quyền thu giữ tài sản dảm bảo.
"Có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp mạnh không phải là cây gậy thần hay một đặc quyền đối với các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện các biện pháp mạnh như thu giữ thì các tổ chức tín dụng cũng phải suy xét và cẩn trọng, đi kèm với các giao dịch trước đó cần hợp pháp và bảo đảm sự hài hòa, cân đối giữa lợi ích của các bên chứ không thể lạm quyền", bà Phương cho biết.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng khẳng định, trao quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho tổ chức tín dụng không có nghĩa là ngân hàng sẽ được thu giữ tài sản một cách vô điều kiện mà phải có quy định rõ ràng về thời điểm nợ xấu, thái độ, trách nhiệm của bên vay và việc thu giữ phải có trình tự thủ tục rõ ràng. Trong thực tiễn áp dụng Nghị quyết 42, các ngân hàng rút ra kinh nghiệp biện pháp thu giữ tài sản này cũng là hình thực, biện pháp cuối cùng, chủ yếu là để khách hàng tăng ý thức trả nợ.
"Quan trọng nhất trong thu hồi nợ vẫn là ý thức trách nhiệm của người vay. Nếu người vay có ý thức trả nợ, ngân hàng hỗ trợ tối đa, sẽ xem xét miễn giảm lãi quá hạn hoặc lãi trong hạn. Ngược lại, nếu khách hàng sở hữu tài sản lớn nhưng không có ý thức trả nợ, ngân hàng sẽ không miễn lãi quá hạn. Tóm lại, giải pháp trên chỉ là giải pháp nhằm tăng ý thức trả nợ của khách hàng. Còn với ngành ngân hàng, chúng tôi quán triệt quan điểm không phải Quốc hội cho phép luật hóa quyền thu giữ tài sản mà muốn làm gì thì làm. Việc thu giữ tài sản phải minh bạch, công khai để mọi người dân có thể biết", ông Hùng khẳng định.
Trao đổi tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban kinh tế và Tài chính cuối tuần qua, Phó thống đốc Phạm Quang Dũng cũng khẳng định, trong 6 năm thực hiện Nghị quyết 42 (áp dụng quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho tổ chức tín dụng), toàn hệ thống không xảy ra trường hợp khiếu kiện nào.
Với tình trạng nợ xấu đang “trỗi dậy” như hiện nay, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhận định, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.
Ông Bình dẫn chứng, với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế hiện khoảng 4 triệu tỷ đồng, nếu tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 6%-7% thì con số tuyệt đối lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD. Đây là nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, trở thành vốn "chết."
Do đó, cần luật hóa rõ ràng quyền thu giữ tài sản để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng, cổ đông, người gửi tiền - những người thực chất đang góp vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống tín dụng. Việc các thủ tục như kê biên, thu giữ tài sản, quy trình xử lý rút gọn cần được quy định cụ thể, có giá trị pháp lý đủ mạnh để tránh tình trạng thỏa thuận mang tính hình thức.

-
9 lãnh đạo ngân hàng nhận giải thưởng nhờ những đóng góp cho ngành dịch vụ tài chính
-
SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%
-
Vàng thế giới tăng vùn vụt lên gần 3.400 USD/ounce, giá vàng SJC lên 118 triệu đồng/lượng
-
6 hệ thống công nghệ/sản phẩm dịch vụ Agribank xuất sắc được công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản để giải phóng hơn 1 triệu tỷ đồng "vốn chết" -
LPBank ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature, đẩy mạnh phân khúc khách hàng cao cấp -
Tâm lý FOMO đẩy giá vàng tăng phi mã, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng chính sách từ Mỹ -
Tham gia trung tâm tài chính quốc tế: Ngân hàng Việt đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn -
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết -
Chặn đầu cơ, làm giá thị trường vàng; Hút vốn ngoại vào trung tâm tài chính quốc tế -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura