![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/thuylien/2025/02/12/chu-tich-vib-kien-nghi-hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-ve-xu-ly-no-xau1739359599.jpeg)
-
Chủ tịch VIB kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu
-
Cảnh giác trong việc vay tín chấp: Khuyến cáo từ Tin Vay
-
“Việt Nam trở thành cực tăng trưởng mới, GDP tăng trên 8% không phải giấc mơ xa vời”
-
BAC A BANK tung combo ưu đãi giảm phí và lãi vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ -
Ngân hàng lãi, lỗ ra sao trong kinh doanh ngoại hối
![]() |
Tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ và các ngân hàng thương mại diễn ra hôm qua (11/2), ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho hay, ngân hàng mong muốn hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu sẽ được hoàn thiện. Hiện việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu tiếp tục gặp khó khăn vướng mắc, khi Nghị quyết 42 chưa được luật hoá, gây rủi ro rất lớn cho ngành ngân hàng.
Chủ tịch VIB cho hay, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi quyền hợp pháp của chủ nợ được đảm bảo. Khi đó, các tổ chức tín dụng sẽ mạnh dạn cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với lãi suất phù hợp hơn, đồng nghĩa với việc chi phí tín dụng của người vay sẽ được tiết giảm, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt và của nền kinh tế. Đồng thời, khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao hơn.
Đại diện nhóm big 4, ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cũng cho biết, thời gian qua, mặc dù Agribank đã triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, tuy nhiên, nợ xấu vẫn có xu hướng phát sinh tăng trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành, đặc biệt do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do đó, Agribank đề nghị Chính phủ, Quốc hội và các cấp có thẩm quyền có cơ chế, quy định phù hợp về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, hỗ trợ các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu.
Trước đó, trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cũng cho hay, từ khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực và nhiều quy định không được luật hóa vào Luật Các tổ chức tín dụng 2024, công tác thu hồi nợ gặp khó khăn khi nhiều khách hàng thiếu hợp tác.
“Các tổ chức tín dụng không được quyền thu giữ tài sản đảm bảo nên nhiều khách hàng cố tình chống đối không trả nợ, không bàn giao tài sản đảm bảo… ảnh hưởng đến quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Không chỉ lãnh đạo các ngân hàng thương mại, mà Hiệp hội Ngân hàng cũng nhiều lần đề xuất Chính phủ tiếp tục luật hóa các quy định của Nghị quyết 42, rà soát sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2015 để bảo vệ quyền chủ nợ.
Trước kiến nghị của các ngân hàng, tại buổi làm việc diễn ra ngày 11/2/2025, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẩn trương xây dựng hồ sơ, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới để luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
-
Ngân hàng đòi quyền chủ nợ, Quốc hội sẽ bàn tiếp về luật hóa Nghị quyết 42 -
BAC A BANK tung combo ưu đãi giảm phí và lãi vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ -
Ngân hàng lãi, lỗ ra sao trong kinh doanh ngoại hối -
Tỷ giá tại các ngân hàng tăng "kịch trần", vàng miếng SJC rơi sâu từ đỉnh -
Tiền gửi dân cư đạt kỷ lục mới, vượt 7 triệu tỷ đồng; tín dụng tháng 1/2025 tăng khả quan -
Thủ tướng: Luật hóa Nghị quyết 42, sửa quy định cho big 4 tăng vốn, có gói tín dụng nhà ở xã hội cho người trẻ -
Sức ép bơm tín dụng ra nền kinh tế, Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"
-
Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"?
-
EVNGENCO1 đã đảm bảo sản xuất điện an toàn, ổn định trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
VietinBank triển khai loạt ưu đãi với Gói sản phẩm kiều hối
-
Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc