-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Chia sẻ những câu chuyện trong quá trình tư vấn các thương vụ M&A tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2024, do Báo Đầu tư tổ chức ngày 27/11, ông Phạm Duy Khương, Luật sư điều hành Công ty Luật ASL cho biết, khi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư, không chỉ nhà đầu tư cả Việt Nam và nước ngoài, việc giải mã khách hàng còn phụ thuộc vào gu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, giống như món ăn, giờ đây khẩu vị của nhà đầu tư cũng phong phú hơn nhiều. Nếu như trước đây có nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, thì giờ đây có nhà đầu tư Ấn Độ là "tay chơi" mới nổi, và gu của họ cũng khác nhau.
Ví dụ như khẩu vị của nhà đầu tư đầu tư Trung Quốc là đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp, để đón đón sự dịch chuyển của các nhà sản xuất vào Việt Nam.
Ông Phạm Duy Khương, Luật sư điều hành Công ty Luật ASL trao đổi tại Diễn đàn M&A năm 2024. Ảnh: Lê Toàn |
Trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản lại tập trung vào các công ty có thể cung cấp chuỗi ra nhiều nước, nên họ thích các công ty về IT.
Một trong những lĩnh vực đang tạo thành trào lưu là thương mại điện tử, vừa qua đã có một loạt sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tràn vào Việt Nam. Trước khi tràn vào Việt Nam họ có sự chuẩn bị khi nhóm ngó để M&A các doanh nghiệp logistics có nhà xưởng, kho lạnh.
Theo ông Khương, những lĩnh vực mà nhà đầu tư ưu tiên, quan tâm đến M&A tại Việt Nam gồm: bất động sản khu công nghiệp, IT, nhà xưởng, kho bãi, bến cảng.
"Vừa qua, chúng tôi có khách hàng nước ngoài rất quan tâm đến việc M&A cảng tại Việt Nam nhưng các thương vụ này mất nhiều thời gian để thẩm định pháp lý", ông Khương nói.
Đề cập đến vấn đề pháp lý, ông Khương cho biết, nhà đầu tư Nhật Bản luôn yêu cầu sự khắt khe, chặt chẽ về pháp lý. Đặc trưng của doanh nghiệp Nhật Bản là phải chắc pháp lý mới tham gia, không chắc pháp lý thì họ không tham gia.
Thậm chí doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chi số tiền lớn để thẩm định pháp lý chiếm tỷ trọng lớn trong cả thương vụ, bởi với họ, tính chính xác về pháp lý dự án là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi đã M&A thành công thương vụ và giữ uy tín, doanh nghiệp sẽ có lợi thế lâu dài.
Chính vì vậy, ông Khương cho rằng trong các thương vụ M&A, bên bán phải chuẩn chỉnh về mặt hồ sơ nếu có đối tác bên mua là doanh nghiệp Nhật Bản.
Và từ khoá ông Khương muốn gửi đến nhà đầu tư là “thẩm định, thẩm định, không có gì ngoài thẩm định”, để đi đến thành công của một thương vụ M&A.
-
Luật sư Phạm Duy Khương: Biết được gu của nhà đầu tư sẽ thành công khi M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024