-
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội -
Đà Nẵng xác định 2025 là năm tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả chính sách đặc thù -
Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024
Đó là nhận định của TS. Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo khoa học với chủ đề: “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra sáng ngày 14/11. Hội thảo do Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.
Đảm bảo song hành "hai trục tăng trưởng" đô thị và nông thôn
Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 chính thức được Quốc hội ban hành, mở ra hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Nội. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các tiềm năng, Hà Nội cần cụ thể hóa những quy định của luật mới, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại, từ đó tạo đà cho nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Cao Đức Phát cho biết, Hà Nội hiện có quỹ đất nông nghiệp rộng lớn, với 196.626 ha tính đến năm 2023, trong đó bao gồm đất lúa, cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, và đất rừng.
TS.Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội thảo khoa học. |
Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đang dần thu hẹp do quá trình đô thị hóa, tăng trưởng trong nông nghiệp của Thành phố vẫn chủ yếu dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác. Đơn cử, giá trị sản phẩm nông lâm, thủy sản trên mỗi hecta tại Hà Nội đạt 157 triệu đồng/năm, cao hơn trung bình cả nước 33%.
Dù vậy, diện tích gieo trồng lúa của Hà Nội đã giảm mạnh từ 313.000 ha (năm 2015) xuống còn 248.000 ha (năm 2023), kéo theo sản lượng lúa cũng giảm gần 20%. Ngược lại, diện tích và sản lượng rau, hoa, cây ăn quả tăng mạnh, kèm theo đó là sự phát triển nhanh chóng của chăn nuôi gia cầm, lợn và các sản phẩm như trứng, sữa…
Hà Nội cũng đang chứng kiến sự bùng nổ của các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể để đảm bảo việc áp dụng công nghệ mới thực sự mang lại hiệu quả trên diện rộng.
Theo ông Phát, một trong những giải pháp cấp thiết là thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND về chương trình nông nghiệp công nghệ cao bằng một nghị quyết mới, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Đồng thời, cần tăng cường áp dụng công nghệ số để nâng cao năng suất và giá trị gia tăng cho nông nghiệp.
“Phát triển nông nghiệp đô thị sẽ giúp Hà Nội khai thác hiệu quả các không gian trống trong thành phố và tận dụng nguồn lực tại chỗ. Đây là cách để vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, vừa tạo ra môi trường sống bền vững hơn”, TS. Phát nhấn mạnh.
Trong tương lai, nhiều khu vực nông thôn sẽ dần chuyển đổi thành đô thị, đòi hỏi một quy hoạch chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Hà Nội hiện tại chưa phân biệt rõ ràng giữa các khu vực có đặc điểm phát triển khác nhau.
“Để triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần rà soát và điều chỉnh các tiêu chí nông thôn mới sao cho phản ánh đúng xu hướng đô thị hóa của từng khu vực”, TS. Phát đề xuất. Ông cũng khuyến nghị Thành phố cần phối hợp với các bộ, ngành để ban hành các văn bản chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
Phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, khoảng 20 năm trở lại đây, Hà Nội không còn tình trạng phải đi hộ đê nữa, do khu vực thượng nguồn đã có nhiều hồ chứa, làm giảm lượng nước về Hà Nội trong mùa lũ. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, lúc thì khô hạn, khi lũ lụt, do đó, Hà Nội phải có tầm nhìn dài hạn trong phát triển.
Ông Phát cho biết, một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là việc sử dụng quỹ đất tại các cồn, bãi sông ngoài đê sông Hồng. Dù Luật Thủ đô 2024 cho phép xây dựng các công trình công cộng trên bãi sông, vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy hoạch đê điều và phòng chống lũ.
“Thẩm quyền thực hiện các quy hoạch khác nhau, do đó Thành phố cần phối hợp với tất cả các cơ quan có liên quan để rà soát lại các quy hoạch đê điều và thoát lũ, đảm bảo an toàn trước rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu”, TS. Phát khuyến nghị.
Toàn cảnh hội thảo. |
Ngoài ra, vấn đề thoát nước cho các khu vực nội đô và vùng ven sông Bùi, sông Tích, sông Đáy cũng cần được giải quyết nhanh chóng nhằm giảm thiểu nguy cơ ngập úng.
"Nếu không cứ ngồi đợi nhau, 5 năm rồi 10 năm cứ trôi qua và 30 năm sau có khi vẫn tiếp tục tranh luận. Và khi chúng ta làm tốt sẽ phát huy được sự cởi mở của Luật Thủ đô. Còn cứ ngồi đợi nhau sẽ bỏ lỡ cơ hội và trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển Thủ đô", TS. Cao Đức Phát nói.
Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, nhưng việc hiện thực hóa các tiềm năng vẫn cần sự điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách.
“Thành phố cần ưu tiên sớm ban hành các quyết sách thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, định hướng phát triển nông nghiệp đô thị và gắn kết quá trình đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới”, TS. Phát nhấn mạnh. Đồng thời, rà soát và điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến đê điều và thoát nước để đảm bảo an toàn và bền vững trước những thách thức mới.
-
Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024 -
Quảng Trị có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Cần Thơ có tân Phó chủ tịch UBND Thành phố -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% sau 11 tháng năm 2024 -
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Có đồng chí phải rời vị trí cũng là điều ý nghĩa -
Chủ động phòng, chống, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn -
GDP tăng trưởng 7% trong tầm tay
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng