
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) chiều 24/10 tại kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy và khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008); phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma túy.
Ông Tô Lâm cho biết, thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành… do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó, do sự thay đổi tình hình, một số quan hệ xã hội mới xuất hiện liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhưng chưa có quy định của luật để điều chỉnh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm |
Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và cụ thể hóa 03 nhóm chính sách được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng dự án Luật. Dự thảo Luật gồm 8 chương, 69 điều; so với Luật hiện hành có 15 điều mới, sửa đổi, bổ sung 47 điều, giữ nguyên 7 điều.
Theo dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; nâng cao nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy; quản lý tốt người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, đấu tranh từng bước loại trừ tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy ra khỏi đời sống xã hội; ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước.
Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật, đồng thời ban thống nhất với Chính phủ về các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật.
Lưu ý một số nội dung lớn của dự thảo luật, bà Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy (Chương IV), Ủy ban đề nghị Cơ quan soạn thảo: (i) cung cấp thêm thông tin giải trình sự khác nhau về thời hạn quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi và dưới 18 tuổi; (ii) cân nhắc bổ sung trường hợp các lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy khi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể tiến hành xử lý phân luồng đối tượng, chuyển các tài liệu liên quan cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú chứ không phải Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và (iii) nghiên cứu bổ sung quy định về biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người được yêu cầu xét nghiệm không chấp hành việc xét nghiệm trong thời gian được quản lý tại cộng đồng.
Về các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 37), Ủy ban thấy rằng, (i) đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc do Luật Phòng, chống ma túy điều chỉnh sẽ đảm bảo xác định đầy đủ, cụ thể các biện pháp xử lý đối với người nghiện ma túy, nên thống nhất với quy định dẫn chiếu khi sửa đổi khoản 1, Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính (khoản 48 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lưu ý việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc liên quan chặt chẽ đến quyền con người, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội cho rằng, cần bổ sung quy định xác định tình trạng nghiện đối với mọi trường hợp bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc (trừ trường hợp đối tượng thừa nhận mình nghiện ma túy); quy định cụ thể trong luật các trường hợp bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế...

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower