-
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai -
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phát triển của Thái Bình
Khởi đầu xu hướng mới
Nếu mọi việc suôn sẻ, cuối năm 2019, nhà máy sữa TH ở Kaluga - nhà máy sữa tươi sạch đầu tiên của Tập đoàn TH ở Nga, đồng thời cũng là nhà máy sữa có quy mô và công nghệ hiện đại nhất ở xứ sở bạch dương - sẽ chính thức cho ra các sản phẩm sữa đầu tiên mang thương hiệu TH. Sự kiện này chắc chắn sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với không chỉ Tập đoàn TH, mà còn là bước ngoặt quan trọng trong hợp tác đầu tư Việt - Nga. Lần đầu tiên, các sản phẩm thương hiệu Việt sẽ chính thức được sản xuất tại Nga.
Dự Lễ khởi công nhà máy sữa TH ở Kaluga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, dự án của TH có thể là sự khởi đầu cho một xu hướng mới về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga |
Nói chính xác, bước ngoặt trên đã bắt đầu vào thời điểm 3 năm trước, khi TH công bố chiến lược đầu tư 2,7 tỷ USD trong 10 năm để triển khai tổ hợp các trang trại và nhà máy chế biến sữa tại Matxcơva, Kaluga, Tyumen, vùng Viễn Đông… (Liên bang Nga). Lần đầu tiên có một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đầu tư một dự án lớn như vậy tại Nga, với giai đoạn I có vốn đầu tư 500 triệu USD.
Bởi thế, hôm dự Lễ khởi công nhà máy sữa TH ở Kaluga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, Dự án đã thể hiện “khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường thế giới”. Thậm chí, theo Tổng Bí thư, dự án của TH có thể là sự khởi đầu cho một xu hướng mới về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
“Lâu nay chúng ta vẫn quen với việc các doanh nghiệp Nga đầu tư vào Việt Nam, nay có điểm mới, là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nga”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy và cho biết, xu hướng này cũng đã được Tổng Bí thư và Tổng thống Nga Putin đề cập trong cuộc hội đàm ngay trước đó.
“Tôi mong rằng, với thành công của dự án TH, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nga, trong đó có tỉnh Kaluga”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Thực tế, không chỉ có TH, mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và đang đầu tư tại Nga. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đó đều trong lĩnh vực dầu khí và của các doanh nghiệp nhà nước. Trong số này, đáng chú ý là các dự án của Công ty liên doanh Rusvietpetro, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, triển khai tại Khu tự trị Nhenhexky để thăm dò và khai thác dầu khí; hay Dự án Công ty liên doanh Rusvietpetro, 125 triệu USD, cũng để thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Nagumanov, Orenburg. Ngoài ra, còn dự án 190 triệu USD để xây dựng Trung tâm Thương mại Hà Nội - Matxcơva tại TP. Matxcơva... Bởi thế, sự xuất hiện của TH đúng là sự khởi đầu cho một xu hướng mới.
Và luồng gió mới
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đang có chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (18-19/11). Theo kế hoạch, trong chuyến thăm này, Thủ tướng Dmitry Medvedev sẽ có cuộc hội đàm và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Việt Nam, để cùng thảo luận về các vấn đề bức thiết trong hợp tác Việt - Nga về thương mại, đầu tư, công nghiệp và năng lượng. Hai bên cũng sẽ xem xét tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng chung, các dự án công nghệ cao, giáo dục và nhân đạo... Và đây chính là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Thực tế, ngoài các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga, thì các doanh nghiệp Nga cũng đã và đang đầu tư vào nhiều dự án vào Việt Nam. Con số không quá lớn, chỉ 931 triệu USD, tính lũy kế cho đến cuối tháng 10/2018, song có thể khẳng định, các dự án đầu tư của Nga đã có những đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Liên doanh Vietsovpetro.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư của Nga vào Việt Nam hiện cũng vẫn chủ yếu trong lĩnh vực truyền thống dầu khí. Ngoài Vietsovpetro, luôn là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt Việt - Nga, thì còn có các liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet…, được thiết lập để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba.
Điều mà dư luận trông chờ là một sự bùng nổ đầu tư của Nga vào Việt Nam, nói đúng hơn là sự bùng nổ hợp tác đầu tư của cả hai bên. Bởi thực tế, dư luận nhắc tới rất nhiều kế hoạch hợp tác đầu tư giữa các bên, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Nga, đã có hàng loạt thỏa thuận hợp tác đã được ký kết. Chẳng hạn, biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Nga về trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực giám sát hệ thống thanh toán; thỏa thuận về các điều kiện cơ bản tham gia Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 09-2/09 trên thềm lục địa Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Zarubezneft; hay biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Công ty cổ phần Đại chúng Gazprom, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị.
Chưa kể, còn có bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Năng lượng Liên bang Nga về hợp tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng và phát triển nhiệt điện khí tại Việt Nam. Ngân hàng SHB, Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB) và Ngân hàng Hợp tác Kinh tế quốc tế (IBEC) cũng đã có các thỏa thuận hợp tác để tài trợ vốn cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Trước đó, năm ngoái, là các thông tin liên quan đến hợp tác đầu tư giữa Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), cũng như danh mục 20 dự án ưu tiên hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Liên bang Nga, với vốn đầu tư 10 tỷ USD. Ngoài ra, còn có các dự án triển vọng trong các lĩnh vực mới như nông nghiệp, dược liệu, vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD…
Khi các kế hoạch này được hiện thực hóa, thực sự sẽ có một luồng gió mới trong hợp tác đầu tư Việt Nam và Liên bang Nga.
-
Bình Dương đón 23 dự án đầu tư “xông đất” đầu năm 2025 với tổng vốn 1,7 tỷ USD -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 500 kV quy mô 2.300 tỷ đồng -
Phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch -
Phê duyệt Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Hà Nội duyệt dự án thành phần 2 xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tổng vốn hơn 7.300 tỷ đồng -
Hải Phòng tăng tốc, bứt phá, vững bước đi tới tương lai -
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phát triển của Thái Bình -
Đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), vốn 7.850 tỷ đồng -
Hạ tầng Ninh Thuận “thay áo”, kết nối phát triển vùng và liên vùng -
Thành phố Móng Cái vững bước tiến vào kỷ nguyên mới -
Quảng Ninh tự tin, vững vàng bước vào hành trình mới
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM