-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 vừa công bố, May Nhà Bè ghi nhận doanh thu thuần 404,5 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 65,5 tỷ đồng; lần lượt giảm hơn 59% và 67,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý này, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn cùng kỳ lần lượt gần 72% và 52%. Doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III năm nay hơn 6,3 tỷ đồng, chỉ bằng 27,5% so với cùng kỳ (tương đương giảm 16,7 tỷ đồng).
Luỹ kế 9 tháng, công ty báo lãi ròng xấp xỉ 15 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm hơn 27,6 tỷ đồng).
Bảng: Kết quả kinh doanh luỹ kế 9 tháng đầu năm nay của Nhà Bè so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: tỷ đồng).
STT |
Chỉ tiêu |
9 tháng đầu năm 2021 |
9 tháng đầu năm 2020 |
1 |
Doanh thu thuần |
1,087 |
2,127 |
2 |
Lợi nhuận gộp |
207,7 |
428,4 |
3 |
Lợi nhuận thuần |
9 |
42,1 |
4 |
Lợi nhuận trước thuế |
16,2 |
49,8 |
5 |
Lợi nhuận sau thuế |
14,9 |
42,6 |
Ban lãnh đạo công ty cho biết, từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các thị trường, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty như châu Âu, châu Mỹ, châu Á.
Ngoài ra, trong quý III, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 xảy ra ở Việt Nam và May Nhà Bè nằm trong vùng phải áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 nên hoạt động giao hàng, kinh doanh tại thị trường nội địa bị ảnh hưởng.
Đây là những nguyên nhân chính khiến doanh thu 9 tháng đầu năm nay của Tổng công ty giảm 59% so với cùng kỳ là 1.040 tỷ đồng cũng như lợi nhuận sau thuế giảm hơn 27,6 tỷ đồng.
Từ cuối tháng 8/2021, ban lãnh đạo May Nhà Bè nhận thấy, mô hình sản xuất “3 tại chỗ” không còn phát huy tác dụng khi tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp và diễn biến khó dự báo được.
Vì vậy, Tổng công ty này tạo ra mô hình sản xuất 5K-D-F với điểm quan trọng cốt lõi là mỗi thành viên phải tự giác thực hiện 5K trong mọi lúc, mọi nơi từ sinh hoạt, làm việc, di chuyển đến ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhằm đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các quy định, nề nếp.
Trong đó D là Dry - khô thoáng sạch sẽ và F là Flexible - linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.
Đến nay, May Nhà Bè vẫn áp dụng mô hình 5K-D-F để sản xuất, kinh doanh (Ảnh: MNB). |
Cụ thể, May Nhà Bè đã phân luồng các nhóm, cụm riêng biệt để hạn chế tối đa việc tiếp xúc lẫn nhau với quy trình cụ thể như kiểm tra thân nhiệt tại cổng, vị trí để xe, khử khuẩn chấm công, nơi làm việc, nhà ăn được giãn cách, vệ sinh cá nhân, nhà xưởng thông thoáng và cổng ra về.
Tất cả các vị trí đều có phụ trách hướng dẫn và trang bị các bảng biểu chỉ dẫn tạo ra một quy trình chặt chẽ và rõ ràng để mỗi một cá nhân nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Các vị trí quan trọng như nơi làm việc, nhà ăn được triển khai nghiêm ngặt hơn như đánh số phân luồng từng cụm, trang bị cồn sát khuẩn, yêu cầu giữ vệ sinh khi ăn ca, không đi lại và tiếp xúc gần khi làm việc, …
Tính đến cuối tháng 9/2021, Tổng công ty này có 3.014 lao động, 7 công ty con và 10 công ty liên kết.
Tổng tài sản đến cuối kỳ tăng nhẹ lên 1.812 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 1.369 tỷ đồng bao gồm 619,6 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 15,3% so với hồi đầu năm (232 tỷ đồng nguyên, vật liệu).
Nợ phải trả cũng tăng nhẹ lên 1.451 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 1.391 tỷ đồng.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của May Nhà Bè cho kỳ kế toán 9 tháng kết thúc ngày 30/9/2021 âm 71,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 là dương với hơn 231,7 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh nghiệp này đã trả nợ gốc vay là 1.200 tỷ đồng, đồng thời vay thêm 1.175 tỷ đồng.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện sở hữu 27,69% vốn May Nhà Bè, theo sau đó là Công ty cổ phần 4M khi nắm 24.89%.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả