-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Vị ngọt
Nhìn lại lịch sử các thương vụ M&A tại Việt Nam vài năm trở lại đây, có thể thấy, M&A mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp.
M&A mang lại nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp |
Trong đó, có một số lợi ích rất phù hợp và sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới.
Chẳng hạn, chiến lược M&A “mua và xây” đã chứng tỏ tính hiệu quả hơn là bắt đầu từ đầu; M&A để gia nhập thị trường, bổ sung cho mô hình kinh doanh hiện tại trong chuỗi giá trị và tăng thị phần..., thậm chí M&A được coi như một chiến lược phòng thủ.
Năm 2007, Quỹ Mekong Capital đã quyết định đầu tư vào Công ty cổ phần Thế giới di động sau khi hai bên đã thống nhất về định hướng chiến lược phát triển.
Sau khoản đầu tư này, Thế giới di động đã có bước phát triển đột phá. Từ 4 cửa hàng năm 2007 lên 220 cửa hàng phủ khắp 63 tỉnh, thành trên toàn quốc, chiếm 20% thị phần toàn ngành với doanh thu ước đạt của năm 2013 là 9.000 tỷ đồng.
Riêng khoản đầu tư mà Mekong Capital bỏ vào Thế giới di động đến lúc thoái vốn đã tăng 11 lần. Việc Mekong Capital tiếp tục ở lại sau 5 năm đầu tư vào Thế giới di động là trường hợp hiếm hoi.
Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thế giới di động, M&A là cần thiết để doanh nghiệp phát triển. Vấn đề là, chọn nhà đầu tư nào và chiến lược phát triển sau đó ra sao mà thôi.
“Khi Robert A. Willett (cựu CEO Best Buy toàn cầu) muốn tăng tỷ lệ đầu tư vào Thế giới di động, chúng tôi đã từ chối. Bởi chúng tôi vẫn muốn nắm quyền kiểm soát Thế giới di động và cần có thời gian để xem ông ấy có đóng góp cho sự phát triển của Thế giới di động ở mức nào”, ông Tài nói.
Cũng theo ông Tài, với cơ cấu cổ đông hiện tại, Thế giới di động không còn “room” để bán thêm và Công ty cũng không có ý định bán tiếp.
Trước mắt, để nâng thêm giá trị cho các cổ đông, cuối năm nay, Thế giới di động sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. “Chúng tôi nói thật, làm thật và báo cáo trung thực với các cổ đông, nhà đầu tư. Điều đó sẽ giúp nâng giá trị Công ty”, ông Tài chia sẻ thêm.
Một trong những thương vụ M&A đình đám không kém trong quý II/2013 là Richard Chandler Corporation (RCC) mua lại cổ phần từ Fortis và các cổ đông khác để trở thành cổ đông chi phối Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.
Cần phải nhắc lại, năm 2011, Fortis chi 64 triệu USD để sở hữu 65% cổ phần và cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau, Fortis đã bán toàn bộ cổ phần cho RCC với giá 80 triệu USD để thu về 16 triệu USD lợi nhuận. Và RCC tiếp tục chi thêm 19 triệu USD để sở hữu thêm 15% cổ phần và trở thành cổ đông chi phối với tỷ lệ sở hữu lên đến 80%, với giá trị 99 triệu USD.
Động thái này cho thấy, đây là thương vụ đầu tư thuần túy và tạo ra vòng quay mới cho Hoàn Mỹ.
Do đó, sau những ngày sôi động của thương vụ, ông Nguyễn Hữu Tùng, nhà sáng lập Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ khẳng định: “Việc RCC ở lâu dài hay ra đi chóng vánh như Fortis là điều không dễ dự báo”.
Trong khi đó, ông Martin Robinson, Giám đốc điều hành lĩnh vực y tế của RCC cho hay, RCC sẽ không đổi thương hiệu Hoàn Mỹ thành Viva Healthcare, bởi Hoàn Mỹ đã được định vị là một thương hiệu mạnh và được quản lý khá tốt.
Rõ ràng, đây là quyết định khôn ngoan của RCC trong đầu tư. Nếu đổi tên Hoàn Mỹ, họ sẽ phải đầu tư rất nhiều công sức mà chưa hẳn đã hiệu quả.
Bắt đầu M&A trong thế bị động khi vướng nợ với ngân hàng, ông Tùng đã phải bán 44% cổ phần của Hoàn Mỹ cho VinaCapital và Deutchse Bank vào năm 2009 để khởi đầu cho vòng quay thứ nhất.
“Nếu tôi không có những sai lầm về mặt quản trị, thì tôi đã thực hiện M&A với VinaCapital và Deutchse Bank theo một tư thế rất khác”, ông Tùng nói.
Hiện rất nhiều người vẫn băn khoăn về việc ông Tùng bán Hoàn Mỹ. Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng, M&A là một phương thức quan trọng để doanh nghiệp lớn nhanh và mang tầm quốc tế. Thương hiệu Hoàn Mỹ đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và đó là kỳ vọng lớn nhất của ông từ khi bắt tay xây dựng Hoàn Mỹ.
Dư vị đắng…
Nhiều chủ doanh nghiệp đã từng tiến hành thương vụ M&A cho rằng, thương vụ chỉ thất bại khi chủ doanh nghiệp không xác định rõ được chiến lược mục tiêu mình phải làm gì và làm như thế nào?
Theo ông Carl Gordon, Giám đốc Khối tư vấn M&A thuộc KPMG Vietnam, nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của giao dịch là do bên bán có sự kỳ vọng về mức giá bán một cách không hợp lý, hoặc hai bên có những quan điểm khác nhau về mục tiêu cần đạt được.
“Nếu bên bán có kỳ vọng hợp lý hơn về mức giá bán, cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình soát xét để tránh những bất ngờ không đáng có trong thực hiện soát xét, thì khả năng giao dịch thành công sẽ cao hơn”, ông Carl Gordon nói.
Bên cạnh đó, có những thương vụ mà ý chí bên mua - bên bán rất thuận, thì lại bị bế tắc vì pháp lý. Quy định pháp lý chi phối trực tiếp hoạt động M&A hiện rất phân tán và nằm ở các văn bản luật và quy định khác nhau, như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.
Vũ Anh - Lê Tân
-
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm