-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Ma Thị Ngọc Ly, sáng lập thương hiệu Malicook |
Từ cô sinh viên năm thứ hai đến nhà sáng lập Malicook
Ma Thị Ngọc Ly năm nay 21 tuổi, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Tuyên Quang. Năm 2018, Ly thi đỗ vào Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, chuyên ngành báo chí.
Ngay từ thuở nhỏ, Ly đã yêu thích và tỏ ra có năng khiếu với việc buôn bán. Khi học tiểu học, cô đã biết đem bán hoa quả nhà mình trồng được nhưng ăn không hết, biết tính toán bán với giá bao nhiêu là hợp lý…
“Mình có ý định kinh doanh từ rất lâu rồi. Từ khi bước vào đại học, mình có thêm nhiều mối quan hệ và được tiếp xúc với các anh, chị đã và đang kinh doanh, mình học hỏi được rất nhiều kiến thức hay và thấy việc kinh doanh khá thú vị”, Ly chia sẻ.
Malicook là một thương hiệu trẻ, mới bước vào cuộc đua kinh doanh, nên vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn phải đương đầu. Đội ngũ Malicook sẽ tiếp tục trang bị thêm kiến thức về kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tìm hiểu về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng… để có thể xây dưng chiến lược kinh doanh phù hợp, đưa thương hiệu ngày càng phát triển.
- Ma Thị Ngọc Ly, sáng lập thương hiệu Malicook
Nhen nhóm ý định kinh doanh, nhưng nhận thấy bản thân chưa tích lũy đủ điều kiện và chưa đúng thời điểm, Ly tiếp tục ấp ủ kế hoạch. Trong thời gian đó, cô tích cực học hỏi thêm kiến thức về kinh doanh, đồng thời làm một số công việc bán thời gian như nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thời trang, trang sức; set-up (tổ chức, sắp đặt) tại các trung tâm tổ chức sự kiện để lấy thêm kinh nghiệm thực tế.
Thế rồi, giữa “cơn bão” đại dịch Covid-19, khi đang ở năm thứ hai đại học, Ly quyết định khởi nghiệp. Người thân, bạn bè đều nói đó là một quyết định đầy rủi ro, nhưng cô gái trẻ rất kiên định và không hề lo lắng.
“Mình nhận thấy, thị trường thương mại điện tử sẽ rất phát triển, khi mọi người đều hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi. Sức mua qua kênh thương mại điện tử sẽ tăng cao, đặc biệt trong mùa dịch, người dân hạn chế ra ngoài”, Ly tự tin nói.
Hành trình tìm chỗ đứng trong lòng khách hàng
Tháng 9/2020, Ly cho ra mắt thương hiệu Đồ gia dụng nhà bếp Malicook. Chữ “Malicook” được Linh chọn ghép từ tên của chính mình (Ma Ly) và dòng sản phẩm kinh doanh viết tắt bằng tiếng Anh (cook).
Có mặt trên Shopee và một số sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, sản phẩm của Malicook gồm các mặt hàng đồ gia dụng nhỏ, chủ yếu là phụ kiện bàn ăn. Hướng tới phân khúc khách hàng là người có thu nhập trung bình, các bà nội trợ, người học nấu ăn, nên sản phẩm của Malicook mang tính ứng dụng cao, mức giá hợp lý, dao động từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng/sản phẩm.
“Phân khúc nào trên thị trường cũng đều có sự cạnh tranh, nhưng nếu biết cách tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình, thì sẽ có chỗ đứng trong lòng khách hàng”, nhà sáng lập Malicook tâm niệm.
Xác định rõ điều này, nên Ly lựa chọn các sản phẩm rất cẩn thận về chất liệu, kiểu dáng, sau đó gửi mẫu cho xưởng hợp tác để gia công và in logo. Hàng nhận về từ xưởng tiếp tục được đội ngũ Malicook kiểm tra cẩn thận trước khi đăng tải thông tin lên các trang mua sắm trực tuyến để đến với khách hàng.
Sau gần một năm khởi nghiệp, Ly chia sẻ, ưu điểm của việc kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử là tiết kiệm thời gian, chi phí mở/thuê mặt bằng, có hệ thống của sàn thương mại điện tử hỗ trợ việc kiểm soát đơn hàng, vận chuyển..., song mức độ cạnh tranh trên thị trường rất lớn. Cùng một loại mặt hàng, có rất nhiều nhà cung cấp, với rất nhiều mức giá khác nhau. Khách hàng thường có tâm lý so sánh giá cả, vì thế, sản phẩm cần hội tụ được cả yếu tố chất lượng và giá cả hợp lý, tạo được ấn tượng ban đầu với khách hàng và được khách hàng tin tưởng sau khi sử dụng.
Tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, doanh thu của Malicook đạt hơn 500 triệu đồng. Trên Shopee, các sản phẩm mà Ngọc Ly kinh doanh có từ hàng trăm đến hàng ngàn lượt mua, nhận về rất nhiều bình luận tích cực từ khách hàng. Những con số này không chỉ là thành công bước đầu của thương hiệu Malicook, mà còn cho thấy sự nỗ lực không ngừng của nhà sáng lập trẻ, khi vừa học tập vừa điều hành công việc kinh doanh.
Chứng kiến nhu cầu mua sắm online và lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng, Ly cùng đội ngũ Malicook quyết tâm tối ưu và phát triển gian hàng hơn nữa, để có thể cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cô còn dự định xây dựng thương hiệu trên một số nền tảng mạng xã hội và các trang web; mở rộng thêm sản phẩm, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mở thêm gian hàng quốc tế...
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"