-
Hà Nội: Cứu chữa miễn phí người bị nạn do ảnh hưởng của bão số 3 -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch
Bà Thư ở quận Tân Bình, TP.HCM) phát hiện ung thư cổ tử cung 5 năm trước. Bà được phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung, sau đó hóa trị, xạ trị triệt căn ung thư. Hai năm sau, chân trái bà có dấu hiệu sưng phù, đi lại khó khăn. Đi khám tại cơ sở y tế, bà được chẩn đoán phù mạch bạch huyết, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu.
Ảnh minh họa. |
Trong 3 năm tiếp theo, bà đến nhiều bệnh viện, điều trị nội khoa bảo tồn tích cực nhưng không hiệu quả, chân ngày càng sưng to, nặng và cứng, đi lại khó khăn. Tháng 7/2024, bà đến thăm khám.
TS.Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh, dị vật và các tế bào biến dạng (như ung thư).
Ngoài ra, hệ bạch huyết còn có nhiệm vụ cân bằng dịch cơ thể từ các tế bào và mô rồi đưa chúng trở lại hệ tuần hoàn. Khi hệ thống bạch huyết không hoạt động tốt, dịch bạch huyết sẽ ứ động trong mô dẫn tới sưng phù, đau nhức. Bệnh thường ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở thành ngực, bụng, cổ và bộ phận sinh dục.
Bà Thư được chụp MRI hệ bạch huyết chi dưới, xác định phù bạch huyết chân trái giai đoạn 2 (giai đoạn 3 là nghiêm trọng nhất), không thể điều trị nội khoa mà phải phẫu thuật để giảm triệu chứng bệnh.
Phù bạch huyết được chia thành hai dạng: Nguyên phát (ít gặp, tình trạng di truyền hoặc bẩm sinh gây ra do dị tật của hệ bạch huyết) và thứ phát (chiếm 99% các ca phù bạch huyết ở người lớn).
Bệnh xảy ra khi các mạch bạch huyết không thể dẫn lưu dịch bạch huyết, thường là từ cánh tay hoặc chân. Các nguyên nhân phổ biến nhất của phù bạch huyết bao gồm bệnh ung thư (khối u phát triển gần hạch bạch huyết hoặc mạch bạch huyết có thể to ra đủ để chặn dòng chảy của dịch bạch huyết), xạ trị ung thư (tia bức xạ có thể gây sẹo và viêm hạch bạch huyết hoặc mạch bạch huyết), phẫu thuật điều trị ung thư có nạo hạch, nhiễm ký sinh trùng (nhiễm giun giống sợi làm tắc nghẽn các hạch bạch huyết)
“Trường hợp bà Thư, khả năng bệnh tiến triển do hệ quả sau nhiều lần hóa, xạ trị ung thư cổ tử cung”, bác sỹ Hoài nói.
Theo các bác sỹ, phù bạch huyết nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng da (viêm mô tế bào), nhiễm trùng huyết (viêm mô tế bào không được điều trị có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng huyết), chảy dịch qua da (khi bị sưng nặng, dịch bạch huyết có thể chảy qua các vết nứt nhỏ trên da hoặc gây phồng rộp), thay đổi biểu bì da (dày lên và cứng lại giống như da voi), ung thư (một dạng ung thư mô mềm hiếm gặp là hệ quả của những trường hợp phù bạch huyết nặng không được điều trị).
Theo bác sỹ Dũng, phù bạch huyết là bệnh khó, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền hà cho người bệnh khi mắc phải. Trước đây, bệnh gần như chỉ điều trị nội khoa nhưng một số trường hợp tiến triển nặng, điều trị nội khoa kém hiệu quả.
Gần đây, với kỹ thuật và thiết bị vi phẫu phát triển mạnh, các phương pháp can thiệp ngoại khoa đang được áp dụng để phục hồi hệ bạch huyết là phẫu thuật nối tĩnh mạch bạch huyết, ghép hạch bạch huyết.
Trong đó, phẫu thuật nối tĩnh mạch bạch huyết là biện pháp xâm lấn, điều trị giảm nhẹ cho những trường hợp phù bạch huyết nặng, đáp ứng kém với điều trị nội khoa.
Hiện nay, điều trị phù bạch huyết bằng kỹ thuật siêu vi phẫu (supermicrosurgery) nối mạch bạch huyết - tĩnh mạch (lymphovenous bypass) được ưu tiên lựa chọn nhờ đem lại nhiều ưu điểm và rủi ro thấp.
Để thực hiện phương pháp này, phòng mổ phải được trang bị các dụng cụ chuyên dụng, kính hiển vi có độ phân giải cao, bộ dụng cụ vi phẫu và chụp bạch mạch huỳnh quang ICG. Ngoài ra, phẫu thuật viên cần có tay nghề cao và kinh nghiệm trong phẫu thuật mạch máu nói chung.
Phù bạch huyết thường bị nhầm lẫn với các nguyên nhân khác gây phù và phì đại chi như dị dạng mao mạch, dị dạng bạch huyết, dị dạng tĩnh mạch, u mạch máu ở trẻ sơ sinh, u nội mô mạch máu kaposiform, hội chứng CLOVES, hội chứng Klippel - Trénaunay, hội chứng Parkes Weber, phì đại nửa người, phù mỡ, u xơ mỡ, béo phì, sưng tấy sau chấn thương…
Khi thấy các triệu chứng bất thường như căng cứng khớp, vận động khớp kém linh hoạt; cánh tay, chân hoặc các vùng khác trên cơ thể bị sưng to, có cảm giác nặng nề, nóng rát hoặc ngứa; da dày hơn rõ rệt, cần đi khám sớm, nhất là người có nguy cơ cao phù bạch huyết như bệnh nhân ung thư, sau xạ trị.
-
Phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau thắt lưng -
Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang