-
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam
Biến chứng phù bạch huyết sau ung thư
Gần 20 năm sau khi xạ trị ung thư cổ tử cung, chân trái bà Trân, 62 tuổi, Đồng Tháp sưng to gấp đôi chân phải khiến bà không thể đi lại như bình thường.
Ảnh minh họa |
Theo lời kể của bệnh nhân, bà phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung kết hợp xạ trị vào năm 2008. Đến năm 2021, chân trái bà có biểu hiện phù tăng dần, chẩn đoán phù bạch huyết. Hệ thống bạch huyết có nhiệm vụ thu thập chất lỏng, protein và chất độc dư thừa từ các tế bào và mô rồi đưa chúng vào máu.
Khi hệ thống bạch huyết không hoạt động tốt, cơ thể sẽ tích tụ chất lỏng dẫn tới sưng phù, khó chịu. Lúc đó, bà Trân được phẫu thuật ghép hạch bạch huyết và dẫn lưu, bệnh tình ổn định sau một tháng điều trị.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2023, bệnh tái phát, chân trái bà Trân phù to rất nhanh, gây khó khăn cho bà trong sinh hoạt. “Tôi rất ngại di chuyển, suốt mấy tháng chỉ loanh quanh trong nhà. Cái chân đau nhức còn khiến tôi mất ngủ triền miên, cảm giác như chân đeo chì rất nặng nề”, bà chia sẻ.
Bà Trân đi khám nhiều nơi, điều trị nội khoa bảo tồn tích cực nhưng không hiệu quả. Tháng 4/2024, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.
TS.Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, cho biết sau thăm khám ban đầu, nghi ngờ bệnh nhân bị phù bạch huyết chân trái tái phát sau phẫu thuật và xạ trị vùng chậu gần 20 năm trước.
Bệnh nhân được siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới để đánh giá lưu lượng máu và xác định nguyên nhân gây phù. Kết quả không thấy huyết khối hệ tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm, phù nề mô kẽ lan tỏa trong lớp dưới da vùng đùi và cẳng - bàn chân trái.
Tiếp tục chụp MRI bạch huyết vùng chân ghi nhận phù bạch huyết mạn tính chân trái mức độ nặng, giai đoạn 3; phù bạch huyết mạn tính chân phải mức độ nhẹ, giai đoạn 1.
Ê kíp tiến hành phẫu thuật tái lập dẫn lưu dịch bạch huyết cho bệnh nhân bằng kỹ thuật siêu vi phẫu (supermicrosurgery) - phẫu thuật nối tĩnh mạch - mạch bạch huyết.
ThS.BS.CKI Phan Vũ Hồng Hải, Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch chia sẻ, phù bạch huyết thứ phát phổ biến hơn phù bạch huyết nguyên phát (tình trạng di truyền hoặc bẩm sinh gây ra dị tật của hệ bạch huyết), với tỷ lệ mắc bệnh ước tính 1/1.000 so với 1/100.000.
Nguyên nhân phổ biến gây phù bạch huyết thứ phát là ung thư (vú, phụ khoa, tiết niệu, u hắc tố, u lympho). Phương pháp điều trị ung thư (nạo hạch, xạ trị).
Nghiên cứu cho thấy cứ 5 phụ nữ sống sót sau ung thư vú thì có một người bị phù bạch huyết. Trong ung thư đầu và cổ, các biến chứng về mô bạch huyết và mô mềm có thể phát triển trong 18 tháng đầu sau điều trị, với hơn 90% bệnh nhân gặp phải một số dạng phù bạch huyết bên trong, bên ngoài hoặc kết hợp. 37% phụ nữ được điều trị ung thư phụ khoa bị phù bạch huyết trong vòng 12 tháng sau điều trị.
Phù chân là triệu chứng phổ biến nhất của phù bạch huyết. Triệu chứng phù chân có thể phát triển chậm, khiến bệnh nhân không thể nhận thấy tình trạng phù ở giai đoạn đầu của bệnh.
Nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, phù bạch huyết sẽ làm thay đổi màu sắc da, da ở chi bị bệnh dày lên, cứng lại gây ra tình trạng phù chân voi. Dịch bạch huyết chảy qua các vết nứt nhỏ trên da hoặc gây phồng rộp, có thể bị bội nhiễm gây viêm mô tế bào, loét chân lâu lành và viêm mạch bạch huyết (viêm bạch huyết). Huyết khối tĩnh mạch sâu (hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu hơn) cũng là biến chứng thường gặp gây suy giảm chức năng chi dưới.
Bên cạnh đó, những người bị phù bạch huyết mạn tính trong hơn 10 năm có 10% nguy cơ tiến triển bệnh ung thư hạch bạch huyết- một bệnh lý ác tính với nguy cơ đoạn chi rất cao.
Bác sĩ Dũng khuyến nghị, để giảm nguy cơ phù bạch huyết sau điều trị ung thư, bệnh nhân cần tái khám và tự theo dõi những thay đổi nhỏ trên chi, đặc biệt là các dấu hiệu ở giai đoạn sớm như cảm giác đau nhức, nặng nề, đơ cứng, giảm phạm vi chuyển động hoặc quần áo, đồ trang sức hoặc giày có thể cảm thấy chật hơn ở hoặc thay đổi màu sắc da, cứng và dày vùng da (xơ hóa) ở chi bị bệnh.
Tuân thủ lối sống lành mạnh: vận động thường xuyên, tránh đứng/ngồi một chỗ quá lâu, nâng cao tay/chân khi ngồi hoặc nằm, tránh nhiệt độ quá cao, không mặc quần áo bó sát.
Bệnh lý mạch máu có xu hướng trẻ hóa
Những năm gần đây, các bệnh lý mạch máu ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Điều đáng nói là các bệnh lý mạch máu diễn tiến âm thầm và được ví như “sát thủ thầm lặng” nhưng lại gây hậu quả khốc liệt với sức khỏe con người.
Thống kê cho thấy, các bệnh lý mạch máu như: Động mạch vành, phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh, suy giãn tĩnh mạch, tắc hoặc hẹp các động mạch chân... ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
PGS-TS.Nguyễn Hữu Ước, Chủ tịch Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, trước đây, bệnh lý mạch máu thường gặp ở người cao tuổi thì nay đối tượng mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân là người trẻ trong xã hội hiện đại thường xuyên đối mặt với áp lực công việc, lối sống ít vận động, mắc nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa, béo phì, xơ vữa động mạch, thói quen hút thuốc lá… dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngày càng gia tăng.
Nhiều bệnh lý mạch máu nguy hiểm có thể gây biến chứng tim mạch nghiêm trọng như huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…, thậm chí khiến người bệnh phải cắt cụt chi, tử vong.
Riêng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu, nhưng đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.
Ngoài ra, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu hay thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chỉ số cân nặng quá mức...
Các bệnh lý mạch máu nguy hiểm là vậy nhưng theo các chuyên gia y tế, các bệnh lý mạch máu thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 90% bệnh lý mạch máu không có triệu chứng. 70-80% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Hơn nữa, ở giai đoạn nặng, khi xuất hiện biến chứng thì việc điều trị sẽ rất tốn kém, thậm chí gây nguy hiểm với tính mạng.
Do đó, kiểm soát bệnh lý mạch máu hiệu quả nhất là tầm soát bệnh ở giai đoạn sớm với quy trình chặt chẽ tại trung tâm chuyên sâu về bệnh lý mạch máu.
Ngoài ra, người trẻ có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: Huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, làm việc trong môi trường căng thẳng, độc hại… và trong gia đình có người mắc bệnh lý mạch máu thì nên thực hiện tầm soát bệnh định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Cũng theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý mạch máu nói riêng, người dân nên tăng cường thực hiện các hoạt động thể chất như: Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, tập yoga... Bên cạnh đó, thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và ăn uống khoa học, tránh thức khuya, giảm căng thẳng, lo lắng…
Đặc biệt, với những người huyết áp cao, mắc bệnh đái tháo đường… cần kiểm soát huyết áp cao, kiểm soát đường huyết, quản lý cholesterol trong máu.
-
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr.Han bị xử phạt -
Bộ Y tế thông tin về vụ sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc -
Tin mới y tế ngày 23/12: Gia hạn 1.500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc -
Niềm hạnh phúc làm cha mẹ sau 11 năm mong mỏi của vợ chồng người lính biên phòng -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bộ Y tế chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế -
Tin y tế mới ngày 22/12: Gánh nặng bệnh thận mạn tại Việt Nam
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán