
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán
-
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
-
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
-
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng
-
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3 -
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
Trong quý III/2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 4.556,81 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 73,62 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,1% về còn 4,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 13,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 26,97 tỷ đồng lên 225,43 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 56,1%, tương ứng tăng thêm 11,39 tỷ đồng lên 31,69 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 116,8%, tương ứng tăng thêm 22,08 tỷ đồng lên 40,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 0,7%, tương ứng tăng thêm 0,85 tỷ đồng lên 124,43 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 12.830,22 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 177,09 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Chi phí tài chính tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: BCTC). |
Trong 9 tháng đầu năm, Công ty cho biết biến động lớn là chi phí tài chính tăng cao. Trong đó, Công ty dự phòng 125,7 tỷ đồng giảm giá chứng khoán so với đầu năm không ghi nhận; dự phòng tổn thất đầu tư tài chính 8,87 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận. Ngoài ra, chi phí lãi vay tăng thêm 36,23 tỷ đồng lên 95,88 tỷ đồng; chi phí tài chính khác tăng 57.53 tỷ đồng lên 60,44 tỷ đồng …
Trong năm 2022, Petrosetco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 52,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
Dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm lên tới 820,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 55,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.216,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 862,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, Công ty phải tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và phục vụ hoạt động đầu tư mở rộng.
Được biết, kể từ khi niêm yết năm 2017 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục vượt 820,2 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2013, khi đó ghi nhận âm 698,09 tỷ đồng.
Thêm nữa, Công ty cũng mới trải qua hai năm liên tiếp dòng tiền âm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, năm 2020 ghi nhận âm 40,52 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 150,07 tỷ đồng.
Mang 347,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, tạm lỗ 47,9%
Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Petrosetco tăng 11,6% so với đầu năm lên 9.474,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.114,9 tỷ đồng, chiếm 32,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.407,9 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.288,2 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 121,9 tỷ đồng lên 3.114,9 tỷ đồng; tồn kho tăng 58,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 841,1 tỷ đồng lên 2.288,2 tỷ đồng …
Điểm đáng lưu ý, tính tới 30/9/2022, Petrosetco đang mang 347,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 3,7% tổng tài sản. Trong đó, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 166,3 tỷ đồng so với đầu năm chỉ trích lập 3,4 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đang tạm lỗ 47,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán.
![]() |
Danh mục đầu tư cổ phiếu của Petrosetco thời điểm 30/6/2022 (Nguồn: BCTC bán niên năm 2022). |
Mặc dù vậy, Petrosetco không thuyết minh cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán. Được biết, tại thời điểm 30/6/2022, Petrosetco ghi nhận đầu tư 419,33 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán, đã trích lập dự phòng 183,24 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 43,7%.
Trong đó, danh mục cổ phiếu đầu tư tới 30/6/2022 chủ yếu là 95,03 tỷ đồng cổ phiếu VIX, 57,92 tỷ đồng cổ phiếu VGS, 50,93 tỷ đồng cổ phiếu GEX, 41,94 tỷ đồng cổ phiếu SAM, và 173,5 tỷ đồng các cổ phiếu khác.
Như vậy, mức lỗ danh mục đầu tư chứng khoán thời điểm 30/9 là 47,9%, cao hơn thời điểm 30/6/2022.
Ngoài ra, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 24,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 881,7 tỷ đồng lên 4.537,7 tỷ đồng, chiếm 47,9% tổng nguồn vốn.
Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đáo nợ tại ngân hàng
Petrosetco dự kiến chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ nhận quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2022 đến năm 2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 44,9 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ 904,5 tỷ đồng lên 1.443,5 tỷ đồng (bao gồm cả đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10%).
Công ty dự kiến huy động 673,78 tỷ đồng trong đợt chào bán. Số tiền huy động, Công ty dự kiến sử dụng 300 tỷ đồng trả nợ khoản vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại BIDV; 273,78 tỷ đồng trả nợ khoản vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại MBBank; 100 tỷ đồng trả nợ vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại Vietcombank. Như vậy, 100% số tiền huy động, Công ty dùng trả nợ vay ngân hàng.
Theo tìm hiểu, tại BIDV – Chi nhánh Bình Tân, Petrosetco đang có 3 khoản nợ sắp đáo hạn. Trong đó, nợ 75,43 tỷ đồng đáo hạn ngày 27/1/2023; nợ 138,48 tỷ đồng đáo hạn ngày 9/1/2023; và nợ 90,21 tỷ đồng đáo hạn ngày 6/1/2023.
Tại MBBank, Petrosetco có 5 khoản nợ sắp đáo hạn. Trong đó, nợ 49,41 tỷ đồng đáo hạn ngày 18/1/2023; nợ 30,73 tỷ đồng đáo hạn ngày 18/1/2023; nợ 24,69 tỷ đồng đáo hạn ngày 16/1/2023; nợ 152,61 tỷ đồng đáo hạn ngày 10/1; và nợ 49,93 tỷ đồng đáo hạn ngày 8/1/2023.
Tại Vietcombank – Chi nhánh HCM, Petrosetco có dư nợ 114,62 tỷ đồng đáo hạn ngày 6/3/2023.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu PET tăng 100 đồng lên 24.000 đồng/cổ phiếu.

-
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5 -
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng -
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3 -
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu -
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm -
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm -
Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng