
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại 1 tỷ USD. |
Ngôi vị của các nhóm hàng xuất khẩu top đầu đã có sự thay đổi sau chặng đường gần 6 tháng đầu năm. Sau nhiều năm giữ ngôi vương là ngành hàng xuất khẩu đóng góp kim ngạch lớn nhất, tính đến 15/6, điện thoại-linh kiện đã phải nhường ngôi vị này cho mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/6, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 22,94 tỷ USD; trong khi đó điện thoại và linh kiện chỉ đạt 21,93 tỷ USD. Như vậy, máy tính đã vượt điện thoại 1 tỷ USD.
So với 1 năm trước đây, cả 2 nhóm hàng đều có kim ngạch sụt giảm hàng tỷ USD, tuy nhiên, điện thoại giảm sâu hơn nên không còn giữ được vị trí số 1 về xuất khẩu.
Cụ thể, điện thoại và linh kiện giảm 5,11 tỷ USD, tương ứng giảm 18,9% sau 5,5 tháng đầu năm; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,74 tỷ USD, tương ứng giảm 7%...
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,53 tỷ USD (còn điện thoại dẫn đầu, với 57,9 tỷ USD), tăng 9,3% so với năm 2021 và chiếm 14,96% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là hàng linh kiện với kim ngạch đạt 36,11 tỷ USD, tăng 19,27% so với năm 2021 và chiếm 65,02% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Xuất khẩu hàng điện tử và máy tính đạt kim ngạch 19,42 tỷ USD, giảm 5,34% so với năm 2021 và chiếm 34,98% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm: bộ vi xử lý, bộ nhớ, đi ốt - thiết bị bán dẫn, vi mạch tích hợp,màn hình các loại, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy in, máy photocopy và linh kiện
Doanh nghiệp FDI đóng góp 98,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt trên 54,6 tỷ USD. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng.
Nhờ đó, các sản phẩm máy vi tính, linh kiện, điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các thị trường xuất khẩu chính nhóm hàng này bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, khối EU, Hồng Kông, ASEAN, Hàn Quốc. Riêng kim ngạch xuất khẩu sang 6 thị trường chính đã đạt 46,82 tỷ USD, chiếm hơn 84% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Bộ Công thương đánh giá, ngành điện tử tiếp tục đối mặt với tình trạng giảm đơn hàng, do thị trường máy tính và linh kiện toàn cầu đang sụt giảm và chưa rõ dấu hiệu phục hồi.
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn