-
Tỉnh Chiết Giang thúc đẩy cơ hội hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam -
Giá rau củ chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau mưa bão -
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử -
Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai thông quan trở lại từ trưa 11/9 -
Tăng kết nối cho ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống thông qua Fi Vietnam 2024 -
Cập nhật của EVN về tình hình cấp điện tới 15h ngày 10/9
Xuất khẩu điện thoại, linh kiện tính đến 15/5 đã hụt hơi gần 4,5 tỷ USD so với cùng kỳ. |
Kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn dẫn đến đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, thấy rõ nhất ở các ngành hàng chủ lực như điện thoại, máy tính, hàng dệt may, giày dép.
Điện thoại và linh kiện: giảm 4,45 tỷ USD
Hàng dệt may: 2,3 tỷ USD
Gỗ và sản phẩm gỗ: 1,88 tỷ USD
Máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện: 1,6 tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2023 (từ ngày 01/5 đến ngày 15/5/2023) đạt 23,89 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 2,89 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 4/2023.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 5/2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/5/2023 đạt 230,59 tỷ USD, giảm 15,4%, tương ứng giảm 42,1 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 năm 2023 đạt 11,45 tỷ USD, giảm 21,3% (tương ứng giảm 3,1 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 4/2023.
Như vậy, tính đến hết 15/5/2023, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 118,58 tỷ USD, giảm 12,8% tương ứng giảm 17,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, một số nhóm hàng giảm như: điện thoại các loại & linh kiện giảm 4,47 tỷ USD, tương ứng giảm 19,5%; hàng dệt may giảm 2,3 tỷ USD, tương ứng giảm 17,4%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 1,88 tỷ USD, tương ứng giảm 30,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,6 tỷ USD, tương ứng giảm 8,2%... so với cùng kỳ năm 2022.
Dự báo của Counterpoint Research, nửa đầu năm 2023, thị trường điện thoại toàn cầu sẽ vẫn chịu áp lực suy thoái và nhu cầu có thể khởi sắc hơn vào những tháng cuối năm.
Thực tế, nhu cầu giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn, trước suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất điện thoại, linh kiện tại Việt Nam.
Đà giảm xuất khẩu điện thoại đã thấy khá rõ từ những tháng cuối năm ngoái, đơn hàng ít hơn, từ đó khiến kim ngạch xuất khẩu năm qua chỉ tăng chưa đầy 1%.
Cụ thể, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 57,8 tỷ USD, tăng 1,35% so với năm trước và chiếm 99,67% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
-
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử -
Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội năm 2024 -
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự tin xác lập kỷ lục mới -
Cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai thông quan trở lại từ trưa 11/9 -
Tăng kết nối cho ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống thông qua Fi Vietnam 2024 -
Cập nhật của EVN về tình hình cấp điện tới 15h ngày 10/9 -
Hà Nội ban hành quy chế tạm thời về trông giữ xe không dùng tiền mặt
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3